0966 075 988

Tìm Hiểu Vai Trò Quan Trọng Của Hệ Thống Thông Gió Nhà Ở

Với cấu trúc nhà ở xây dựng kín gió, đa số là nhà ống và nhà chung cư hiện này thì việc lắp đặt hệ thống thông gió trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng chúng tôi tìm hiểu về hệ thống thông gió nhà ở và vai trò quan trọng của chúng ra sao qua bài viết này nhé!

Vai trò của hệ thống thông gió nhà ở
Vai trò của hệ thống thông gió nhà ở

 

1. Hệ thống thông gió nhà ở là gì?

Hệ thống thông gió nhà ở là một hệ thống giúp lưu thông không khí trong một không gian nào đó, mang đến bầu không khí trong lành và loại bỏ không khí ô nhiễm. Đồng thời, kiểm soát nhiệt độ, loại bỏ hơi ẩm, mùi hôi, khói bụi, hơi nóng. Ngoài nhà ở, hệ thống thông gió còn được sử dụng trong các môi trường khác nhau, bao gồm cả trong gia đình và nơi làm việc.

Khi xây nhà, việc thiết kệ hệ thống thông gió cho ngôi nhà là điều bắt buộc với tất cả mọi gia đình, nếu không, không khí trong nhà không thông thuận, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ của từng thành viên, nhà nhanh xuống cấp, chưa kể tới các vấn đề về phong thuỷ trong ngôi nhà.

Thông gió nhà ở
Thông gió nhà ở

2. Vai trò của hệ thống thông gió nhà ở

Hệ thống thông gió đóng vai trò quan trọng trong nhà, cụ thể:

  • Thải các chất nhiễm độc trong phòng ra môi trường bên ngoài. Trong các không gian sinh hoạt chất độc hại phổ biến nhất là CO2.
  • Thải nhiệt thừa và độ ẩm thừa ra bên ngoài
  • Cung cấp lượng Oxi cần thiết cho sinh hoạt của con người
  • Ngoài ra nó còn dùng để khắc phục các sự cố như: lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn.

Hệ thống thông gió giúp cho các luồng “khí” trong nhà thông thuận, theo phong thuỷ nghĩa là giúp cho gia chủ luôn làm ăn thông thuận, phát đạt, hoá giải các luồng khí xấu. Đây là lý do chính khiến mọi căn nhà đều phải thiết kế thông gió một cách chuẩn mực.

Xem thêm: Cách lắp quạt thông gió cho từng vị trí sử dụng

3. Có những hệ thống thông gió nào?

Căn cứ vào các yếu tố như hướng chuyển động, mục đích sử dụng của người dùng… mà hệ thống thông gió được phân loại như sau:

3.1 Theo hướng chuyển động của gió

3.1.1 Thông gió kiểu thổi

Không khí sạch sẽ được thổi vào bên trong phòng và những khí thải CO2 bụi bẩn theo ra bên ngoài qua các kẽ hở. Sở dĩ có sự lưu thông này đó chính là nhờ chênh lệch cột áp. Phương pháp này có một ưu điểm rất dễ nhận biết đó chính là có thể cấp gió đến nhiều nơi hầu hết các vị trí cần thiết có thể nhận được không khí trong lành, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều người những nơi có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, do áp suất trong phòng là dương nên gió tràn ra mọi hướng, cả những nơi không mong muốn.

3.1.2 Thông gió kiểu hút

Hút xả các khí bẩn ra khỏi phòng và đưa không khí sạch vào trong phòng. Ưu điểm của hệ thống thông gió kiểu hút có thể hút trực tiếp không khí mùi tại nơi chúng ta cần. Từ đó, mùi sẽ được ngăn chặn không thể tràn ra các khu vực khác trong phòng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có. Mặt khác, không khí tràn vào phòng là tự do, không kiểm soát được.- Thông gió kết hợp.

Kết hợp cả thổi không khí sạch vào không gian và hút xả không khí ngột ngạt ra ngoài. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất, mang lại những làn gió tươi mát nhất vào trong phòng. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này đó chính là chi phí đầu tư cao.

3.2 Theo động lực tạo ra thông gió

3.2.1 Thông gió tự nhiên

Thông gió tự nhiên hay còn gọi là hệ thống thông gió thụ động, là hệ thống trao đổi không khí bên trong và bên ngoài thông qua sự chênh lệch nhiệt độ không khí.

3.2.2 Thông gió cưỡng bức

Thông gió cưỡng bức là nguồn không khí được điều khiển thông qua một thiết bị điều khiển nào đó như quạt.

3.3 Theo phương pháp tổ chức

3.3.1 Thông gió tổng thể

Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình, nhà ở.

3.3.2 Thông gió cục bộ

Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các phòng có chứa các chất độc hại lớn.

3.4 Theo mục đích

3.4.1 Thông gió bình thường

Mục đích của thông gió là đào thải các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp không gian sống dễ chịu, trong lành cho con người.

3.4.2 Thông gió sự cố

Các chung cư cao cấp, văn phòng, nhà xưởng…đều có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục các sự cố khẩn cấp.

Ví dụ: Khi xảy ra hoả hoạn: Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm. Hệ thống hút gió hoạt động và tạo áp lực dương trên những đoạn này để mọi người thoát hiểm dễ dàng.

Xem thêm: Có nên lắp quạt thông gió trong phòng ngủ hay không?

4. Vị trí lắp đặt hệ thống thông gió trong nhà

Thiết kế lắp đặt hệ thống thông gió hệ thống nhà ở
Thiết kế lắp đặt hệ thống thông gió trong nhà

Với mỗi vị trí khác nhau, hệ thống thông gió được lắp đặt cũng sẽ khác nhau.

Thông gió phòng máy lạnh

Đặt quạt thông gió đối diện với máy lạnh và khoảng cách xa máy lạnh nhất.

Thông gió phòng ngủ

Phòng ngủ: Quạt hút được đặt ở góc tụ không khí (chỗ không khí không di chuyển) hoặc lắp đặt đối diện cửa ra vào với khoảng cách từ cửa tới quạt hút xa nhất.

Thông gió nhà vệ sinh

Lắp đặt gần bồn cầu, nơi thường gây mùi nhiều nhất.

Thông gió phòng bếp

Thường đặt quạt hút phía trên cao hướng thoát không khí nóng. Trong trường hợp bếp có máy hút mùi thì đặt gần bàn ăn.

5. Hướng dẫn quy trình lắp đặt hệ thống thông gió trong nhà

Quy trình lắp đặt hệ thống thông gió trong nhà sẽ bao gồm những bước tiêu chuẩn này:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xác nhận yêu cầu từ khách hàng, khảo sát khu vực khách hàng muốn thi công

Bước 2: Thiết kế hệ thống thông gió và dự trù kinh phí

Bước 3: Gửi bản vẽ và bảng dự tính kinh phí cho khách hàng. Trao đổi chỉnh sửa thông tin giữa 2 bên cho đến khi cả hai thống nhất về mọi nội dung bản vẽ.

Bước 4: Lập bản vẽ chi tiết, xác nhận tiến độ thi công lắp đặt.

Bước 5: Ký kết hợp đồng

Bước 6: Chuẩn bị vật tư để thi công

Bước 7: Thi công lắp đặt hệ thống thông gió. Đảm bảo các yêu cầu như trong bản thiết kế. Một trong những thành công của dự án chính là tính an toàn.

Bước 8: Tiến hành đo đạc, hiệu chỉnh để nghiệm thu công trình.

Bước 9: Nghiệm thu, tiếp nhận yêu cầu sửa chữa của khách hàng và sửa chữa cho khách hàng ( nếu có)

Bước 10: Nghiệm thu công trình lần cuối. Bảo hành công trình và thanh lý hợp đồng sau khi kết thúc bảo hành.

6. Vì sao nên lắp đặt hệ thống thông gió nhà ở chung cư?

Nước ta đang trên đà phát triển, một số các tòa nhà và chung cư cao cấp được mọc lên rất nhiều tại các tỉnh thành phố lớn với kết cấu tầm cỡ quốc tế. Hầu hết tòa nhà chung cư hiện nay đều có các kiểu như: dạng hành lang, dạng tháp, dạng đơn nguyên.

Tất cả các kiểu nhà này đều mang một không gian bịt kín, ít cửa sổ thông gió. Các tòa nhà này thường sử dụng máy điều hòa để làm lạnh không khí, tạo cảm giác mát mẻ. Nhưng lại không được thông thoáng, lượng khí tươi bên ngoài vào rất ít.

Bởi thế lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà chung cư là vô cùng cần thiết và không thể thiếu trong bất cứ tòa nhà chung cư nào. Đây cũng là giải pháp thông gió cho nhà chung cư được các đơn vị thi công, dự án coi trọng hàng đầu để đảm bảo sức khỏe cho cư dân, những người sinh sống và làm việc trong tòa nhà.

Như vậy bài viết của chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về vai trò quan trọng của hệ thống thông gió nhà ở. Bạn hãy trang bị ngay cho không gian sống của mình để có được luồng gió tươi, không gian thông thoáng, loại sạch mùi khó chịu hiệu quả nhé.

Tìm hiểu thêm: Hệ thống hút lọc bụi gỗ