Nhược điểm của các không gian sống ngày nay, đặc biệt là các đô thị lớn đó là thiếu gió, thiếu khí, thiếu ánh sáng do diện tích nhà ở nhỏ, không gian chật hẹp… Chính vì vậy, tạo ra giếng trời và thông gió giếng trời là giải pháp hiệu quả khắc phục những vấn đề trên, được nhiều người lựa chọn. Nhưng cụ thể thông gió giếng trời là gì? Có những cách thông gió giếng trời nào hiệu quả hiện nay? GTECO sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về các cách thông gió giếng trời hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Mục Lục
1. Giếng trời là gì?
Giếng trời là khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc nhà cao tầng. Khái niệm giếng trời thường được sử dụng ở trong giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà hiện đại.
Giếng trời giúp cho không gian trong nhà có thêm ánh sáng tự nhiên, và một chức năng cực kì quan trọng đó là giúp cho việc tuần hoàn không khí, thông gió trong nhà ở, tạo cho không gian sự thông thoáng.
2. Cấu tạo của giếng trời
Về cấu tao chung, giếng trời được tạo thành từ 3 bộ phận chính. Bao gồm:
Đáy giếng: Đây là tầng thấp nhất của ngôi nhà. Ý nghĩa của giếng trời vốn là để giúp lấy ảnh sáng và thông khí. Vậy nên, Đáy Giếng thường được kết hợp để thiết kế thành phòng khách, hoặc phòng ăn,….
Thân Giếng: Thân Giếng sẽ được kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà. Từ đó, ánh xạ ánh sáng tời khắp tất cả các phòng trong nhà bạn. Ở vị trí đón nắng gió trực tiếp như thế này, chúng ta có thể thiết kế thêm những giàn cây phong thủy, bể cả,…để tăng thêm tính thẩm mỹ.
Đỉnh Giếng: Đỉnh Giếng là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ chú ý đến phần Đỉnh Giếng đầu tiên. Chính vì thế, việc thiết kế đỉnh giếng thế nào? Lựa chọn chất liệu nào để che phủ cũng rất được quan tâm.
3. Giếng trời có tác dụng như thế nào?
Giếng trời mang tới nhiều tác dụng cho không gian ngôi nhà, đó là:
Lấy sáng
Giếng trời là một giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà bằng quá trình chiếu sáng từ phần mái giếng trời xuống chân giếng trời giúp ánh sáng lan tỏa toàn bộ không gian nội thất. Theo phong thủy, ánh sáng tự nhiên là nguồn sinh khí giúp duy trì sức khỏe sức sống cho con người vì thế ánh sáng là một yếu tố không thể thiếu trong ngôi nhà. Ánh sáng đầy đủ cũng giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn từ đó sinh ra các vấn đề về sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt trong điều kiện thiếu sáng, u ám, có thể làm cho tâm lý của các thành viên trong gia đình, cụ thể là trẻ nhỏ có ảnh hưởng xấu.
Lưu thông gió
Thông gió giếng trời là một trong những chức năng quan trọng của giếng trời. Theo đó, giếng trời giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà diễn ra đều đặn, giúp ngôi nhà thoáng mát hơn, trong lành và dễ chịu hơn. Không gian chật thêm kiến trúc cao tầng, nếu không có gió lưu thông thì sự ngột ngạt không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khi không khí trong nhà được lưu thông tốt, giúp cho các thành viên trong gia đình tránh được các căn bệnh,
Giếng trời với chức năng và cách thiết kế thông tầng của mình, đem đến luồng gió mát, phân bổ đồng đều cho các phòng chức năng bên trong. Kết nối không gian bên trong và bên ngoài thống nhất. Vào mùa hè, không phải dĩ nhiên mà những công trình có thiết kế giếng trời luôn đón nhận được sự mát mẻ và thông thoáng.
Tiết kiệm điện
Hệ thống điện năng trong ngôi nhà, suy cho cùng có chức năng chính là phát sáng và làm mát. Hai chức năng này, cơ bản có thừa trong giếng trời. Do đó nếu có thiết kế giếng trời khoa học, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được điện năng cho việc chiếu sáng và làm mát không gian ngôi nhà của gia đình. Điều này đã được chứng minh và công nhận trọng thực tế, nhất là những mẫu thiết kế nhà ống.
Mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Giá trị của ngôi nhà ngoài công năng sử dụng nó còn phụ thuộc vào tính thẩm mĩ không gian. Tính thẩm mĩ là sự tổng hòa của nhiều yếu tố như mặt tiền, kiến trúc, thiết kế nội thất phải có sự hài hòa. Giếng trời là một góc nhỏ, đó sáng và gió, tuy nhiên có có thể góp phần kiến tạp nên những nét đẹp thẩm mĩ riêng của ngôi nhà.
Giải các cách cục xấu trong phong thuỷ
Việc sử dụng thông gió trong giếng trời có 1 phần ảnh hưởng tới phong thuỷ trong ngôi nhà của bạn. Đối với các không gian chật hẹp, thiếu sáng, việc làm giếng trời là hoàn toàn cần thiết. Việc các không gian thiếu sáng, không khí không thông thoáng sẽ làm cho căn nhà trở nên u ám, từ đó tích luỹ các luồng khí “xấu”. Làm cho gia chủ gặp nhiều điều không may mắn, làm ăn không thông thuận.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Hướng dẫn cách lắp quạt thông gió nhà vệ sinh đúng quy trình 12 bước
4. Cách làm giếng trời đúng tiêu chuẩn

Những chiếc giếng trời được đặt trong mỗi ngôi nhà sẽ được thiết kế mang hình hài, màu sắc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, dù có thiết kế như thế nào, thì nó cũng phải đảm bảo đầy đủ và song song 2 yếu tố: đó là tính kỹ thuật và tính thẩm mỹ.
Vị trí đặt giếng trời:
Xé về tính thẩm mỹ và tính phong thủy thì vị trí đặt giếng trời rất quan trọng. Vị trí “Giữa Nhà” luôn là vị trí ưu ái được lựa chọn để đặt giếng trời. Đây được coi là vị trí trung tâm, nó sẽ tối ưu được chức năng thông thoáng. Và cũng là nét chấm phá nổi bật nhất của ngôi nhà.
Cụ thể hơn trong việc tìm vị trí giếng trời, gia chủ nên dựa vào phong thủy để chọn được vị trí phù hợp nhất. Theo đó, thì theo những cung tốt, phù hợp cho việc đặt giếng trời là Tài Lộc, Thiên Mang. Chỉ duy nhất một lưu ý nhỏ trong vấn đề này, đó là không đặt giếng trời nằm ở hướng Bắc của ngôi nhà.
Kích thước của Giếng Trời:
Kích thước giếng trời đối với nhà ống phù hợp là: 4m² – 6m²
Diện tích giếng trời chỉ nên thiết kế vào khoảng < 5% so với diện tích sàn đối với nhà có nhiều cửa sổ và < 15% đối với nhà có ít cửa sổ.
Diện tích tối thiểu của Giếng: 450m x 450m.
5. Hướng dẫn cách làm thông gió giếng trời
5.1 Sử dụng quả cầu thông gió giếng trời
Quả cầu thông gió có bán khá nhiều trên thị trường. Quả cầu thông gió được làm từ inox, đây là một thiết bị cơ khí công nghiệp, vận hành dựa trên nguyên tắc đối lưu không khí.

Với quả cầu thông gió, nó sẽ lấy gió tự nhiên vào trong nhà, từ đó tạo ra sự thông thoáng, hút khí nóng trong nhà ra ngoài.
Ưu điểm của quả cầu thông gió
- Tiết kiệm chi phí, thân thiện môi trường vì nó không sử dụng điện năng.
- Sở hữu thiết kế gọn nhẹ, kỹ thuật vận hành đơn giản.
- Luôn luôn hoạt động giúp lưu thông không khí ngay cả thời điểm ít gió.
Hạn chế, nhược điểm của quả cầu thông gió
- Do nó hoạt động nhờ vào gió và khí nóng bốc lên, nên quả cầu sẽ không phát huy được tác dụng nếu đặt ở nơi bị che khuất gió.
- Lắp đặt khá khó khăn, dẽ thấm dột khi gặp phải trời mưa.
- Rác hoặc lá cây, cành khô sẽ khiến quả cầu dễ bị kẹt, gây mất hiệu quả sử dụng.
- Quả cầu không có tính năng lọc không khí nên thường xuất hiện hiện tượng bụi bay vào nhà nhiều hơn.
5.2 Sử dụng ống thông gió mái nhà

Ống gió thông mái nhà là một biện pháp thông gió tự nhiên. Phương pháp này vô cùng dễ dàng và hữu ích khi sử dụng, giúp cho không gian bên trong ngôi nhà có thể trao đổi tự nhiên với không khí bên ngoài mà hoàn toàn không cần dùng tới các hệ thống cơ khí khác như quạt.
Ưu điểm ống thống gió mái nhà
- Ống thông gió có thiết kế bên bỉ, không bị oxy hóa hay han gỉ, dùng lâu vẫn giữ được độ sáng bóng bởi nó làm từ INOX.
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và lắp đặt
Nhược điểm của ống thông gió mái nhà
- Giá thành khá đắt đỏ
- Yêu cầu thì công tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, chi phí thuê công nhân.
5.3 Sử dụng quạt thông gió cho giếng trời
Thông gió giếng trời bằng quạt hút gió hiện được sử dụng phổ biến trong nhiều hộ gia đình, nhà xưởng, xí nghiệp,…

Lắp quạt thông gió giúp cho không gian thoáng đãng, dễ chịu hơn. Thêm vào đó, đây là loại quạt rất thông dụng với giá thành hợp lý. Các loại quạt thông gió trong gia đình thường sử dụng là các loại quạt vừa và nhỏ, bởi nếu sử dụng quạt lớn sẽ gây ra tiếng ồn, và làm cho mọi người trong nhà khó chịu.
Việc sử dụng quạt thông gió cho giếng trời sẽ giúp cho hiệu suất thông gió trong nhà tốt hơn các biện pháp trên. Nhưng bạn cần phải cân nhắc về chọn lựa quạt phù hợp.
Như vậy với những kinh nghiệm thiết kế thông gió giếng trời chi tiết và chuyên sâu trên đây, hy vọng các bạn sớm có những quyết định cũng như kế hoạch hoàn thiện không gian cho gia đình.