Nhắc tới các tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay thì bên cạnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn hay ô nhiễm rác thải,..thì không thể bỏ qua ô nhiễm đất. Hiện nay, ô nhiễm đất vẫn là vấn đề cấp thiết được toàn xã hội quan tâm và cần khắc phục, xử lý ngay. Cùng GTECO khám phá ngay xem ô nhiễm đất là gì ? Nguyên nhân, hệ quả và biện pháp khắc phục của hiện tượng này nhé!
Mục Lục
Ô nhiễm đất là gì ?
Ô nhiễm đất trong Tiếng Anh gọi là Soil pollution. Đây là thuật ngữ chỉ sự thay đổi tính chất của tầng đất theo hướng xấu. Trong đó, các chất độc hại cho con người và sinh vật vượt qua ngưỡng cho phép nên đã khiến cho đất bị ô nhiễm. Tình trạng này gây những tác hại nghiêm trọng đối với đời sống, sức khỏe con người, động, thực vật và kéo theo những hệ quả khôn lường khác.
Hay hiểu đơn giản thì ô nhiễm đất chính là sự xuất hiện của các chất gây ô nhiễm đến bề mặt đất trở nên quá cao. Chúng gây nên những thiệt hại hoặc làm biến đổi các dạng sống trên bề mặt đất, gây nguy hại cho sức khỏe con người và hệ sinh vật.

Phân loại ô nhiễm môi trường đất
Hiện nay, người ta chia tình trạng ô nhiễm đất thành 2 loại chính là:
Ô nhiễm một vùng đất cụ thể
Tình trạng ô nhiễm này xảy ra ở những khu vực nhỏ và do các nguyên nhân cụ thể gây nên. Chúng ta có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân của vùng đất ô nhiễm này.
Loại hình ô nhiễm đất này thường thấy ở các thành phố, các khu nhà máy cũ đã xuống cấp hay khu vực xung quanh các con đường, các bãi rác bất hợp pháp, các trạm xử lý nước thải. Tại Việt Nam, hiện tượng ô nhiễm đất này diễn ra phổ biến ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ô nhiễm đất trên diện rộng
Đây là loại ô nhiễm đất bao gồm các khu vực rộng lớn và chúng ta khó xác định chính xác nguồn gây ô nhiễm. Thông thường, các trường hợp này sẽ liên quan tới việc phát tán các chất ô nhiễm vào đất và không khí. Từ đó, chúng gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tình trạng môi trường.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đất tại nước ta diễn ra ở cả vùng nông thôn và các khu đô thị, thành phố lớn. Theo thống kê thì có khoảng 3,3 triệu hecta đất chưa được đưa vào sử dụng đang bị suy thoái. Bên cạnh đó quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp cũng đang bị ô nhiễm rất nặng nề. Điển hình như đất đang rơi vào tình trạng bị khô cằn, chứa chất xenobiotic, màu đỏ hoặc xám không đồng đều, sủi bọt trắng hoặc các hạt sỏi có lỗ hổng,..

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất là gì ?
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất. Tuy nhiên, có thể kể tới các nhân tố chính như:
- Do đất tăng hàm lượng muối, do đất bị xói mòn, mất cacbon hữu cơ trầm trọng, axit hóa và bị nhiễm các tạp chất hóa học.
- Do các tro than chứa 2 thành phần chính là kẽm và chì, phát sinh từ quá trình sản xuất của các nhà máy. Khi bị đốt cháy, các kim loại này sẽ không phân hủy được và tồn tại ở dạng tro than. Đặc biệt, lượng chì trong tro than chính là những chất cực nguy hại cho môi trường đất. Thông thường tro than có chứa 5mg/L chì. Bên cạnh đó, các chất như: benzo anthracene, polynuclear aromatic hydrocarbons, benzo fluoranthene,.. có chứa trong tro than cũng là yếu tố gây nên các hiện tượng đất có bọt, lỗ hổng và có màu không đồng nhất.
- Do chất thải khí CO: CO được thải ra từ các động cơ ô tô, xe máy, từ các lò gạch, lò bếp, các loại máy nổ hay phun trào núi lửa,.. chúng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất.
- Do chất thải rắn sinh học: Còn gọi là bùn thải. Chúng có chứa nhiều chất gây ô nhiễm đất như kim loại nặng, thuốc trừ sâu,…
- Do chất thải kim loại: Kim loại nặng như: sắt, phế liệu, bình điện, chất thải mịn,.. cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường đất trở nên nghiêm trọng hơn.
- Do chất phóng xạ: Ô nhiễm môi trường đất do các chất phóng xạ cũng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Các chất phóng xạ khi ngấm vào đất và khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây hại cho hệ sinh vật.
- Do hóa chất sử dụng trong nông nghiệp: Như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,.. có thể ngấm vào đất gây ô nhiễm. Chưa kể chúng còn là nguyên nhân tạo độc tính trong cơ thể con người, động vật.
- Do dầu: Nếu đổ dầu và các chế phẩm từ dầu lên trên bề mặt đất thì chúng cũng sẽ gây nên ô nhiễm môi trường. Thực tế, dầu sẽ làm đất thiếu không khí cũng như ngăn cản sự trao đổi năng lượng mặt trời của đất.
Hậu quả của ô nhiễm đất là gì ?
Ô nhiễm môi trường đất là vấn đề đáng báo động hiện nay bởi nó đã và đang gây nên những ảnh hưởng xấu tới con người, môi trường, hệ sinh vật trên trái đất.
Ảnh hưởng tới con người
Tình trạng ô nhiễm đất gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Theo đó, khi các chất độc hại ngấm vào đất rồi ngấm vào nguồn nước sẽ là nguyên nhân gây nguy cơ dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp, ung thư, các bệnh ngoài da.
Cụ thể khi con người tiếp xúc trực tiếp với đất ô nhiễm, sử dụng nguồn nước bị nhiễm độc từ đất, qua đường hô hấp thì sẽ gây nên:
- Ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như crom, chì, xăng dầu.
- Các bệnh rối loạn bẩm sinh, bệnh vô sinh và các bệnh mãn tính,…
- Tiếp xúc lâu ngày với benzene gây bệnh bạch cầu.
- Cyclodienes và chất thủy ngân là nguyên nhân gây ra bệnh về thận.
- PCBs và Cyclodienes gây nhiễm độc gan.
- Carbonates và Organophosphates gây tắc nghẽn thần kinh
- Một số các chất độc khác gây buồn nôn, mệt mỏi, phát ban,… thậm chí là tử vong.

Ảnh hưởng tới môi trường, sinh vật
- Các chất độc hại tích tụ trên bề mặt trái đất hay ngấm vào sâu trong lòng đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước, chất lượng không khí và hệ thống sinh vật.
- Ô nhiễm đất gây nguy hiểm cho an ninh lương thực thế giới khi đất ô nhiễm sẽ làm giảm số lượng và chất lượng của các loại cây lương thực hiện nay.
- Sự suy thoái của đất đã thải ra môi trường khoảng 4,4 tỷ tấn CO2.
- Ô nhiễm đất khiến nhiều loài sinh vật (bao gồm cả động vật và thực vật) bị tuyệt chủng, kém phát triển, chết.
Tìm hiểu thêm: Ô Nhiễm Rác Thải
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất
Một số biện pháp giảm thiểu và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất đang được áp dụng hiện nay như:
- Cải thiện quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông, xử lý nước thải
- Cải thiện việc xử lý các chất thải khai thác, phục hồi cảnh quan, bảo tồn lớp đất mặt
- Tuyên truyền, vận động, thu hút mọi người vào việc thiết kế, thực hiện đánh giá, quản lý đất.
- Sử dụng các loại cây trồng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao. Như vậy sẽ hạn chế phải dùng tới các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học khi sản xuất nông nghiệp, trồng cây cảnh, cây ăn trái và chăm sóc hoa màu.
- Trồng lại các cánh rừng để nhằm mục đích bảo vệ đất không bị rửa trôi, giữ lại các chất dinh dưỡng.
- Sử dụng cây liễu để trích xuất kim loại nặng giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất.
- Phục hồi và tái chế vật liệu, rác thải,. Đồng thời xây dựng các nhà máy xử lý rác biến rác thành điện.
- Ưu tiên sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng túi nilon, túi nhựa.
Trên đây chính là những thông tin quan trọng giúp giải đáp thắc mắc: ô nhiễm đất là gì ? Nguyên nhân, hệ quả và cách giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đất mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ đất nói riêng bạn nhé!