Ô nhiễm bụi là một trong những tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Đây được coi như vấn đề nóng trên toàn cầu. Vậy bạn đã thực sự hiểu ô nhiễm bụi là gì? Tác hại và cách khắc phục, giảm thiểu tình trạng này chưa? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra lời giải đáp nhé!
Mục Lục
Ô nhiễm bụi là gì?
Ô nhiễm bụi hay còn được gọi là PM – Particulate Matter – viết tắt của vật chất hạt bụi. Đây là chỉ tình trạng hỗn hợp các hạt rắn hoặc các giọt chất lỏng được tìm thấy trong không khí vượt quá ngưỡng cho phép. Trong đó, bụi bao gồm các loại bụi có kích thước lớn, độ sáng có thể thể nhìn thấy bằng mắt thường như bụi xây dựng, bụi bẩn, bồ hóng, khói và số loại bụi khác phải dùng các loại kính hiển vị mới nhìn thấy được gọi là bụi mịn.
Hiện nay, ô nhiễm bụi mịn được xem là vấn đề ô nhiễm đáng quan ngại nhất. Theo đó, đây là tình trạng không khí xuất hiện các hạt mịn có kích thước cực nhỏ (đường kính khoảng 2.5 micromet hoặc nhỏ hơn).
Thông thường thì cơ thể con người chỉ có cơ chế bảo vệ với hạt bụi có kích thước từ 10 micromet trở lên. Vậy nên, nếu xuất hiện lượng lớn các hạt bụi nhỏ chúng sẽ có thể gây tích tụ bên trong nang và khí quản. Thậm chí là xâm nhập sâu vào bên trong các cơ quan nội tạng và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Nguyên nhân gây ô nhiễm bụi
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm xuất phát từ rất nhiều nguồn và nguyên nhân khác nhau như:
- Phát sinh từ các phương tiện giao thông di chuyển trên đường như ô tô, xe máy, tàu hòa,…
- Phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, sản xuất, sinh hoạt như: khai thác than, đốt nhiên liệu, công trường xây dựng, khói nhà máy, đốt than củi, đốt rác thải, hút thuốc lá,..
Khi lượng bụi bẩn trong không khí tồn tại quá nhiều với lượng bụi vượt quá mức cho phép gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới con người, các hoạt động khác thì chính là khi ô nhiễm trở nên nặng nề hơn.

Tác hại của ô nhiễm bụi
Ô nhiễm bụi trở nên đáng báo động vì chúng gây nên những tác hại và hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với con người và môi trường.
Tác hại đối với con người
- Thực tế theo cơ quan nghiên cứu Ung Thư Quốc Tế (IARC) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mức độ ô nhiễm bụi nói chung, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn có tỷ lệ thuận so với tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Theo đó, đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư lên tới 22% (đối với bụi mịn PM10) và thậm chí tăng lên 36% (đối với bụi mịn PM 2.5).
- Bụi có kích thước nhỏ hơn 2.5 micromet sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra các bệnh về tim mạch.
- Phụ nữ mang thai tiếp xúc với bụi có nguy cơ nhiễm độc thai nhi. Đồng thời chúng làm giảm khả năng phát triển của nhau thai. Chưa hết, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ em có xu hướng nhẹ cân, yếu ớt, chậm phát triển, dễ suy nhược thần kinh và phát triển các bệnh tâm lý như kích động, tự kỷ,…
- Làm gia tăng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan, viêm mũi dị ứng và hen suyễn, ung thư phổi (đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người làm công việc ngoài trời)
- Làm tăng nguy cơ gây xơ gan và gây ra tình trạng kháng insulin, bệnh tiểu đường, rối loạn chức năng, chuyển hóa gan,..
- Tiếp xúc lâu với môi trường ô nhiễm còn tăng nguy cơ đột quỵ do cao huyết áp và các bệnh về tim mạch lên 8%.
- Bụi còn là nguyên nhân gây ức chế một số enzyme quan trọng trong quá trình chuyển hóa tế bào máu khiến hồng cầu bị tiêu hủy và gây ra tình trạng thiếu máu.
- Bụi mịn có thể đi vào đường hô hấp, hệ tim mạch, mô da và hệ tuần hoàn, thậm chí tích tụ trong nội tạng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Tác động đến môi trường
- Ô nhiễm làm giảm tầm nhìn, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, hạn chế các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
- Gây thiệt hại về môi trường cụ thể là khi bụi di chuyển theo gió và lắng xuống mặt đất hoặc nước. Lúc này chúng sẽ khiến cho: ao hồ tăng tính axit; Làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng ở các vùng nước ven biển và lưu vực sông lớn; Làm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất; Phá hoại rừng và cây trồng nông nghiệp; Ảnh hưởng đến sự đa dạng của hệ sinh thái; góp phần gây nên hiện tượng mưa axit
- Ô nhiễm cũng có thể làm cho bụi bám vào và làm hỏng đá, các vật liệu khác,phá hủy các công trình bao gồm các vật thể quan trọng về văn hóa như tượng và tượng đài.
Bạn nên tìm hiểu: Hệ thống hút lọc bụi
Các biện pháp đối phó với ô nhiễm bụi
Để giảm thiểu và hạn chế mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm chúng ta có thể áp dụng một số cách thức, biện pháp sau:
- Sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn chống bụi theo tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ khi di chuyển ngoài trời nhằm giảm mức độ tiếp xúc với các hạt bụi, đặc biệt là bụi mịn. Bởi thực tế, các loại khẩu trang thường có thể không cản được các loại bụi kích thước nhỏ như: bụi mịn PM10, bụi PM 2.5.
- Hạn chế di chuyển ngoài trời khi không cần thiết, đặc biệt là người già và trẻ em.
- Sử dụng các dòng máy lọc không khí trong nhà để giảm thiểu bụi và các kim loại nặng có trong không khí.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống và nên trồng nhiều cây xanh để lọc không khí.
- Tuyệt đối không sử dụng bếp than, bếp củi hoặc đốt tro bụi
- Giảm thiểu tần suất sử dụng phương tiện cá nhân. Thay vào đó hãy ưu tiên di chuyển bằng phương tiện công cộng để giảm thiểu khói bụi.
- Nâng cao miễn dịch cho cơ thể bằng cách bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc và thực phẩm giàu đạm. Đồng thời chúng ta cũng nên uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải độc tố cho cơ thể.
- Nên vệ sinh mũi 3 – 4 lần/ ngày nhằm loại bỏ bụi bẩn và tác nhân kích thích.
- Sau khi di chuyển ngoài trời, cần phải tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ bụi và các hóa chất độc hại có trong không khí.
Hy vọng những thông tin GTECO vừa chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng ô nhiễm bụi, tác hại nguy hiểm mà chúng gây ra đối với sức khỏe con người và môi trường cũng như biết cách hạn chế để ô nhiễm không thể “tấn công” mình. Vì một bầu không khí xanh, sạch, đẹp và an toàn, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường nhé!