Xi măng là 1 trong các vật liệu cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong các công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất xi măng thì lượng bụi xi măng phát sinh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người lại là vấn đề cực kỳ đáng báo động. Vậy thực tế thì bụi xi măng phát sinh từ đâu? Cùng GTECO tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Bụi xi măng phát sinh từ đâu?
Bụi xi măng là loại bụi tồn tại ở dạng rất mịn và bay lơ lửng trong không khí. Bụi xi măng phát sinh từ các công đoạn của quá trình sản xuất xi măng tại các nhà máy, nhà xưởng. Cụ thể 6 giai đoạn sản xuất xi măng phát sinh nhiều bụi nhất là:
- Khai thác mỏ
- Gia công sơ bộ nguyên liệu.
- Nghiền, sấy phối liệu sống .
- Nung Clinker.
- Nghiền xi măng
- Đóng gói
Tùy thuộc vào nguồn phát sinh mà bụi xi măng ở các công đoạn này sẽ có thành phần, nồng độ và kích thước khác nhau cũng như chúng sẽ mang những đặc trưng khác nhau.
Hiện nay, bụi xi măng được xem là vấn đề vô cùng nan giải đối với các ngành công nghiệp sản xuất xi măng. Đối với quá trình khai thác, bụi phát sinh trong hầu hết các giai đoạn từ nổ mìn, lấy đá khai thác đất sét, nghiền các nguyên liệu, nghiền xi măng, vận chuyển hay nung. Cụ thể lượng bụi xi măng trong quá trình khai thác cụ thể như sau:
- 0.4kg bụi/tấn đá: Phát sinh trong công đoạn nổ mìn từ khai thác đá hộc.
- 0.14kg bụi/tấn đá nghiền khô, cũng như 0.009 theo phương pháp ướt
- 17kg bụi/tấn đá khi vận chuyển
Nồng độ và thành phần của bụi xi măng
Bên cạnh câu hỏi bụi xi măng phát sinh từ đâu? Thì rất nhiều người cũng thắc mắc về nồng độ cũng như thành phần của bụi xi măng. Cụ thể dưới đây là thành phần của 2 loại xi măng phổ biến hiện nay:
Nồng độ và thành phần xi măng Portland
Tùy theo hàm lượng đá phụ gia nghiền mà thành phần các oxit chính trong xi măng thay đổi trong khoảng sau:
- CaO = 50 – 60 %
- SiO2 = 20 – 30 %
- Fe2O3 = 3 – 15 %
- Al2O3 = 5 – 20 %
- SO3 = 2 – 4 %

Bên cạnh đó, còn có 1 số các oxit khác ở hàm lượng nhỏ: Na2O, MgO, K2O ( hàm lượng MgO 5% và tổng hàm lượng kiềm không vượt quá 2% )
Nồng độ và thành phần xi măng Portland hỗn hợp PCB
Clinker xi măng là sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đá vôi đất sét theo các mô đun hệ số phù hợp để tạo được các thành phần khoáng theo mong muốn.
Trong Clinker có 4 khoáng chính và hàng loạt các khoáng khác:
- Khoáng Alit C3S hàm lượng 45 – 60%.
- Khoáng Belit C2S hàm lượng 20 – 30%.
- Khoáng Alumin canxi C3A hàm lượng 5 – 15%.
- Khoáng Alumoferit canxi C4AF hàm lượng 10 – 18%.
- Pha thủy tinh, hàm lượng từ 15 – 30%.
- Trong xi măng PCB, Clinker chiếm đến 60%.
Tác hại của bụi xi măng
Bụi xi măng phát sinh từ quá trình sản xuất của các nhà máy, nhà xưởng thường có kích thước hạt bụi rất nhỏ (chỉ nhỏ hơn 3µm) và lơ lửng trong không khí. Nếu con người hít bụi xi măng vào phổi rất dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt là khi hàm lượng SiO2 tự do lớn hơn 2% thì bụi xi măng có khả năng gây bệnh silicon phổi. Đây là 1 bệnh nghề nghiệp nguy hiểm và phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng.
Đồng thời bụi xi măng nếu theo chiều gió thổi phát tán ra xa sẽ lắng xuống mặt nước, mặt đất. Từ đó, chúng gây suy thoái đất trồng, ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho hệ sinh vật.
Các phương án xử lý bụi xi măng
Nếu đã nắm được bụi xi măng phát sinh từ đâu? Cũng như thành phần của chúng. Thì bước tiếp theo các doanh nghiệp cần lựa chọn phương án xử lý bụi xi măng tối ưu nhất.
Để có thể chọn được công nghệ xử lý bụi xi măng tốt và phù hợp thì cần cân nhắc tới các yếu tố như: tiêu chuẩn xả thải, kích thước hạt bụi, nhiệt độ của dòng khí thải, nồng độ ban đầu, điều kiện vận hành,….Dưới đây là 1 số phương án xử lý bạn có thể tham khảo
Xử lý bụi xi măng bằng buồng lắng
- Sử dụng trong các trường hợp bụi thô
- Sử dụng khi bụi xi măng có kích thước lớn, hạt bụi kích thước 50µm chiếm tỉ lệ cao.
- Buồng lắng được dùng để lọc thô trước khi tiếp tục sử dụng các thiết bị khác.
Xử lý bụi xi măng bằng Cyclone
- Sử dụng trong các trường hợp bụi thô có nồng độ cao (>20mg/m3) và không đòi hỏi hiệu quả lọc cao.
Xử lý bụi xi măng bằng hệ thống lọc bụi túi vải
- Sử dụng khi cần hiệu quả lọc bụi tương đối cao
- Cần thu bụi khô
- Sử dụng khi lưu lượng khí thải cần lọc không quá lớn.
- Nhiệt độ khí thải thường không quá cao
Xử lý bụi xi măng bằng thiết bị lọc bụi tĩnh điện
- Sử dụng khi cần lọc bụi tinh
- Đòi hỏi hiệu quả lọc bụi rất cao
- Lưu lượng khí thải cần lọc rất lớn
- Cần thu hồi bụi có giá trị
Quy trình công nghệ xử lý bụi xi măng hiệu quả
- Sau khi bụi xi măng được phát sinh từ các công đoạn trong quá trình khai thác, sản xuất thì chúng sẽ được thu gom trực tiếp tại vị trí phát sinh đó thông qua chụp hút.
- Các chụp hút thường được nối với hệ thống đường ống dẫn vào thiết bị lọc bụi túi vải.
- Không khí sẽ dẫn bụi xi măng đi qua các tấm lọc vải. Đối với các hạt bụi lớn hơn khe giữa của các sợi vải sẽ được giữ lại ở trên bề mặt vải theo nguyên lý rây.
- Tiếp đó, các hạt bụi xi măng nhỏ hơn sẽ bám dính ở bề mặt của vải lọc do va chạm, do lực hấp dẫn cũng như lực hút tĩnh điện.
- Sau 1 khoảng thời gian nhất định thì lớp bụi xi măng thu gom này sẽ dày lên dần vào rồi tạo thành lớp màng trợ lọc. Lớp màng này có khả năng giữ được tất cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ.
Ưu điểm của công nghệ
- Công nghệ đề xuất rất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải, bụi xi măng.
- Nồng độ khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT.
- Cấu tạo hệ thống xử lý bụi xi măng đơn giản.
- Hiệu quả lọc bụi xi măng tương đối cao.
- Không gian lắp đặt nhỏ, không tốn diện tích lắp đặt.
- Thời gian sử dụng hệ thống lâu dài
- Thiết bị lọc bụi chịu được nhiệt độ cao và có khả năng chịu ăn mòn tốt.
- Hệ thống xử lý bụi xi măng giúp tiết kiệm chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng.
- Đảm bảo vệ sinh cho môi trường không khí luôn sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, tăng cường an toàn lao động cũng như chất lượng sản phẩm tại các nhà máy, nhà xưởng.
- Giảm sự mài mòn của máy móc, tăng hiệu suất sử dụng đồng thời giảm thiểu chi phí bảo trì máy móc
Nhược điểm của hệ thống
- Hệ thống xử lý bụi xi măng này đòi hỏi phải có các thiết bị tái sinh vải lọc và thiết bị rũ lọc.
- Độ bền nhiệt của thiết bị lọc bụi này thấp và thường dao động theo độ ẩm.
- Nhân công vận hành lắp đặt hệ thống phải yêu cầu có tay nghề cao.
- Chi phí đầu tư hệ thống tương đối lớn.
Trên đây chính là thông tin giúp bạn trả lời các câu hỏi: bụi xi măng phát sinh từ đâu? Cũng như giới thiệu tới bạn về công nghệ xử lý bụi xi măng tối ưu, chất lượng nhất. Nếu quý khách đang cần tìm đơn vị tư vấn, thiết kế, sản xuất và cung cấp các hệ thống hút lọc bụi, hệ thống xử lý khí thải chất lượng cao thì hãy liên hệ ngay với GTECO theo hotline: 0966.075.988.