Với đặc điểm hạn chế của các mô hình nhà ống hiện nay như: diện tích hẹp, bí bách, ngột ngạt, không thoáng khí thì sử dụng hệ thống thông gió được xem là giải pháp hiệu quả được rất nhiều gia chủ lựa chọn để có được không gian sống lý tưởng hơn. Vậy hệ thống thông gió cho nhà ống là gì? Có nhất thiết phải trang bị hệ thống thông gió này không? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

Mục Lục
1. Hệ thống thông gió cho nhà ống là gì?
Hệ thống thông gió nhà ống được xe là quá trình lưu thông không khí trong ngôi nhà. Chúng vừa giúp cung cấp thêm nguồn không khí lượng cao bên ngoài để loại bỏ các thành phần khí độc hại ra khỏi ngôi nhà, lại vừa hỗ trợ kiểm soát nhiệt độ, bổ sung oxy. Mục đích chính của hệ thống này chính là loại bỏ những mùi khó chịu và hơi ẩm mốc quá mức. Đồng thời mang không khí tươi từ bên ngoài vào để làm tăng, duy trì sự lưu thông trong các mô hình nhà ống, cũng như góp phần ngăn chặn tình trạng trì trệ của luồng không khí bên trong.
Hiện nay hệ thống thông gió được áp dụng bao gồm rất nhiều biện pháp, cách thức để lưu thông không khí tự nhiên trong nhà. Hệ thống này chính là giải pháp giúp không khí dịch chuyển dễ dàng hơn. Từ đó mang lại cảm giác thoải mái và tràn đầy sức sống cho ngôi nhà. Có rất nhiều cách thức để lưu thông không khí cho mô hình nhà ống, người ta gọi chung là hệ thống thông gió cho nhà ống.
2. Phân loại hệ thống thông gió nhà ống
Tương tự như hình thức thông gió chung của các loại hình nhà ở hiện nay. Hệ thống thông gió cũng bao gồm 2 cách thức chính là:
- Giải pháp thông gió tự nhiên: Đây chính là giải pháp làm cho không khí được lưu chuyển một cách tự nhiên từ ngoài vào trong không gian sống mà không cần sử dụng đến các thiết bị cơ khí, nhân tạo. Thông gió tự nhiên cũng có 2 dạng là thông gió từ áp lực nhiệt và thông gió từ áp lực gió
- Giải pháp thông gió cưỡng bức: Ngược lại với thông gió tự nhiên, để thông gió nhân tạo là giải pháp phải nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị cơ khí như quạt, máy lạnh… Tuy nhiên, với nhược điểm không bền vững, chi phí năng lượng cao, giải pháp thông gió này không được nhiều người ưa chuộng.
3. Vì sao phải thông gió cho nhà ống?
Nhiều người vẫn băn khoăn có nên thiết kế hệ thống thông gió nhà ống hay không? Bởi họ vẫn chưa thực sự hiểu rõ về công dụng của hệ thống này.
Thực tế nhà ống luôn được nhiều gia chủ chú ý bởi những mẫu thiết kế đẹp, độc đáo. Thế nhưng, mẫu nhà này đa phần chỉ phổ biến tại các thành phố hoặc khu vực đông dân cư, diện tích mặt tiền xây nhà hạn chế.
Tuy nhiên, mô hình nhà này lại luôn tồn tại những nhược điểm như: diện tích nhỏ, thậm chí 3 mặt đều bị bịt kín bởi các ngôi nhà xung quanh. Từ đó, khiến không gian khá bí bách, ngột ngạt và thiếu sự thông thoáng. Và hầu hết các gia đình đều phải sử dụng quạt, điều hòa để không gian sống trở nên thoáng mát hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều các thiết bị này vừa gây tốn điện, tốn chi phí lại vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe của con người. Vậy nên, việc thiết kế hệ thống thông gió cho nhà ống đã và đang trở thành giải pháp sáng suốt nhất được nhiều gia chủ lựa chọn.
Hệ thống này sẽ góp phần tạo bầu không khí trong lành, thông thoáng, tiết kiệm điện năng cũng như giữ gìn sức khỏe cho con người được tốt hơn.Bên cạnh đó, chúng cũng giúp cho ngôi nhà tươi mát, dễ chịu, sạch sẽ hơn.
4. Thiết kế hệ thống thông gió nhà ống
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp thông gió tự nhiên cho nhà ống. Do đó, tùy vào điều kiện của mình, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn những cách phù hợp nhất. Cụ thể một số phương pháp phổ biến như:

4.1 Thiết kế cửa đón và thoát gió
Gia chủ có thể bố trí thiết kế cửa đón gió và thoát gió ở 2 phía lệch nhau để lưu thông không khí tốt. Đồng thời hệ thống cửa này phải có kích thước lớn và được bày trí với mật độ cao.
Thông thường, cửa đón gió thường sẽ có kích thước lớn, quay về phía hướng gió. Chúng cũng được thiết kế thấp dưới chân tường để tối ưu khả năng hút gió. Còn cửa thoát gió lại được thiết kế ở vị trí cao hơn cửa đón gió và thường chia làm nhiều cửa nhỏ để đẩy khí cũ phân tán ra ngoài.
4.2 Thiết kế giếng trời
Giếng trời được đánh giá một trong những giải pháp thông gió cực kỳ hiệu quả cho nhà ống, đặc biệt là các ngôi nhà không thể thiết kế cửa sau. Đồng thời, song song với việc bố trí giếng trời thì gia chủ cũng cần mở thêm cửa. Có thể một trong 3 kiểu sau:
- Cửa mặt tiền
- Cửa mặt sau
- Cửa bên hông
Như vậy, gió có thể thoát ra bằng cửa sổ ở trên mái giếng trời và lùa vào từ một trong các cửa đó. Đặc biệt, giếng trời không chỉ là thiết kế giúp nhà ống thông gió. Mà nó còn giúp gia chủ bố trí tiểu cảnh cho nhà ống, mang màu xanh tươi mát và cả ánh sáng bên ngoài vào nhà.
Với những thiết kế nhà ống ngắn, gia chủ chỉ cần bố trí một giếng trời. Còn với dạng nhà ống dài thì bố trí 2 giếng trời là giải pháp tốt nhất. Một cái sẽ ở khoảng giữa nhà và cái còn lại sẽ ở cuối nhà. Lúc này một bên đóng vai trò đón gió, một bên sẽ là nơi thoát gió rất tuyệt vời.
Xem thêm: Thông gió giếng trời là gì? Cấu tạo và phương pháp thông gió giếng trời
4.3 Thiết kế khoảng thông thoáng giữa các phòng
Trong các mô hình nhà ống, gia chủ thường thiết kế khá nhiều phòng. Do đó, việc tạo ra khoảng thông nhau cho các phòng để tăng khả năng thông gió cho nhà là điều cực kỳ cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo cách mở thêm cửa ở bề mặt để tạo nên các trục lưu thông không khí cho mọi không gian với nhau. Như vậy, không khí vừa có thể xuyên suốt từ phòng này sang phòng khác lại vừa giúp cũng trở nên thoáng mát, không còn ngột ngạt, bí bách nữa.
4.4 Thiết kế ô thông gió
Thay vì sử dụng những bức tường bao bí bách, tại sao chúng ta không thử dùng hệ lam và gạch bông thông gió. Chắc chắn chúng sẽ giúp căn nhà trở nên thông thoáng hơn rất nhiều.
Nếu các ô thông gió với khoảng trống càng nhiều thì ngôi nhà sẽ càng được lưu thông không khí một cách tốt nhất. Khi xây dựng nhà ống với những bức tường có ô thông gió, bạn nên lưu ý bố trí nội thất đặt cách xa tường một khoảng nhất định.
Đồng thời, các phòng cũng nên hạn chế đồ đạc, đồ nội thất, đồ trang trí trong phòng. Điều này vừa giúp khả năng thông gió cho nhà ống tốt hơn lại vừa hỗ trợ việc vệ sinh các ô thông gió, hệ lam thông gió dễ dàng hơn.
Xem thêm: Giải pháp thông gió tự nhiên cho công trình thông minh và hiệu quả nhất
4.5 Sử dụng ống thông gió mái nhà
Thông gió tự nhiên cho nhà ống bằng ống thông gió cũng là giải pháp tương đối hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Ống thông gió mái nhà sẽ giúp không khí được lưu thông, vận chuyển trong nhà với bên ngoài một cách dễ dàng mà không cần đến hệ thống cơ khí nào.
5. Một số lưu ý khi chọn giải pháp thông gió cho nhà ống
Những lưu ý nhỏ giúp các gia chủ có thể lựa chọn và thiết kế hệ thống thông gió hiệu quả nhất như:
- Phải lựa chọn hệ thống thông gió cho nhà ống phù hợp với kiểu dáng, diện tích, các chi tiết trong nhà, cũng như điều kiện tự nhiên.
- Vì nhà ống khá bí nên khi cần thiết kế hệ thống thông gió ở nhiều nơi, cũng như thiết kế hệ thống thống gió lan tỏa được khắp ngôi nhà tránh tình trạng không đồng đều giữa các phòng các ngăn trong nhà.
6. Những sai lầm trong việc thông gió trong nhà ống
Nếu chỉ quan tâm đến những phương pháp thông gió cho nhà ống không thôi là chưa đủ. Bạn cần lưu ý ngay những sai lầm thường gặp dưới đây để tránh khi thiết kế thông gió trong nhà ống.
- Bật quạt quay lưng về cửa sổ: Nếu căn phòng chỉ có một cửa sổ duy nhất thì đây chính là cách bố trí rất sai lầm. Bởi không khí bên ngoài cửa sổ đi vào phòng sẽ lấp đầy phòng. Tuy nhiên, chúng lại không thể lưu thông ra ngoài. Điều này vừa tạo ra cảm giác ngột ngạt, vừa khiến căn phòng tích tụ bụi bẩn.
- Bố trí cửa đón gió, cửa thoát gió cùng phía: Điều này sẽ khiến không khí vào nhà, bị quẩn và không thể lưu thông. Do đó, hãy chú ý thiết kế các cửa có vị trí lệch nhau để không khí có thể lưu thông và trao đổi một cách tuần hoàn một cách tốt nhất.
- Không chú ý che chắn: Rất nhiều người quên mất việc che chắn, bảo vệ các hệ thống thông gió. Thực tế, giếng trời, gạch lỗ thông gió, cửa sổ, ô thông gió,… đều rất dễ hắt mưa, khiến căn nhà bị bụi bặm. Thậm chí, chúng còn có thể là nguyên nhân khiến côn trùng, chuột, gián,… xâm nhập vào nhà. Vậy nên, khi thiết hệ thống thông gió nhà ống bạn cần chú ý đến việc thiết kế nắp đậy để có thể chủ động đóng lại lúc cần thiết.
Với những thông tin chia sẻ về hệ thống thông gió cho nhà ống, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để hoàn thiện và xây dựng không gian sống hoàn hảo nhất cho gia đình mình nhé! Nếu bạn có bất cứ nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với GTECO để được giải đáp mọi thắc mắc.