0966 105 006

Xử Lý Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi “Vấn Đề Nan Giải” Cần Thực Hiện Ngay

Hiện nay, xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được xem là một trong những vấn đề vô cùng cấp bách và quan trọng cần phải xử lý, giải quyết nhanh chóng. Vậy nhưng, thực tế thì ô nhiễm trong chăn nuôi xuất phát từ nguyên nhân nào và cách xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây của GTECO nhé!

Vì sao cần xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?

Thực tế, Việt Nam là nước có sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội. Trong đó, 70% dân số sống ở vùng nông thôn. Đặc biệt, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Thế nhưng, việc chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, các chất thải trong chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, sức khỏe vật nuôi. Cụ thể, chúng làm giảm sức đề kháng, tăng tỷ lệ mắc bệnh của vật nuôi. Từ đó, khiến năng suất chăn nuôi giảm, làm tăng các chi phí phòng trị bệnh,..

Vậy nên việc xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi được xem là nhiệm vụ cực kỳ cấp bách và quan trọng để tạo nên nền kinh tế chăn nuôi bền vững, phát triển.

xu-ly-o-nhiem-moi-truong-trong-chan-nuoi
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi là vấn đề rất quan trọng hiện nay

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Tuy nhiên, có thể kể tới các yếu tố chính như:

Ô nhiễm môi trường do phân của vật nuôi

Theo nghiên cứu, các nguồn chất thải rắn, lỏng chính là yếu tố gây nên ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Trong đó, lượng chất thải mà các vật nuôi thải ra mỗi ngày khá lớn: bò 10kg/ngày, phân trâu 15kg/ngày, phân heo 2kg/ngày. 

Vậy nên, hàng năm thì tính trung bình các đàn vật nuôi tại nước ta thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn và 25 – 30 triệu khối chất lỏng. Trong đó khoảng 50% lượng chất thải xả thẳng vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường chăn nuôi do kim loại nặng

Kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi có thể đến từ các nguồn như: chất thải vật nuôi, các hóa chất hay do con người cho thêm kẽm vào thức ăn để vật nuôi phòng tránh bệnh và tăng khả năng tiêu hóa. Đặc biệt 2 nguyên tố đồng (Cu) và kẽm (Zn) tồn dư trong chất thải chăn nuôi là chính là tác nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong chăn nuôi.

Các dòng kim loại nặng phát sinh từ chăn nuôi này sẽ có xu hướng tích lũy trong đất và gây nên hậu quả lâu dài đối với môi trường. Chẳng hạn như chúng làm sụt giảm số lượng và sự đa dạng của sinh vật, giảm sự phân hủy thuốc trừ sâu và các chất hữu cơ khác,..

xu-ly-o-nhiem-moi-truong-trong-chan-nuoi-1
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc môi trường bị ô nhiễm trong chăn nuôi

Ô nhiễm môi trường chăn nuôi do các yếu tố khác

Ngoài phân vật nuôi hay kim loại nặng thì các yếu tố như  bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp tiêu hủy không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân khiến tình trạng môi trường trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng chăn nuôi cho thấy tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng cao hơn gấp 30 – 40 lần so với không khí bên ngoài.

Tìm hiểu thêm: Ô Nhiễm Nước Là Gì?

Cách xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

Từ nguyên nhân đã liệt kê trên, chúng ta có thể thực hiện các cách xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi như sau:

  • Sử dụng các sản phẩm ZnO bổ sung thức ăn công nghiệp cho vật nuôi để giảm ô nhiễm do kim loại nặng (lượng kẽm) từ chất thải vật nuôi ra môi trường.
  • Lựa chọn vị trí, tính toán diện tích, mật độ và bố trí sắp xếp các dãy chuồng trong chăn nuôi đúng chuẩn. 
  • Đồng thời xây dựng các công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại cũng như trồng cây xanh quanh khu vực chăn nuôi để tạo bóng mát, chắn gió nóng – lạnh, giúp hút khí CO2, thải khí O2 tốt cho môi trường chăn nuôi.
  • Xây dựng hệ thống hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng lớn. Theo đó, nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân hủy hết sẽ giúp giảm mùi hôi, ruồi nhặng và ký sinh trùng. Chưa kể, sử dụng hầm biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi. Chúng góp phần tạo ra khí metan (CH4) phục vụ việc nấu nướng.
xu-ly-o-nhiem-moi-truong-trong-chan-nuoi-3
Cần có phương án và giải pháp thiết thực để xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
  • Cần đánh phân vật nuôi sau khi lấy ra từ chuồng đánh thành đống. Trong quá trình đánh đống thì phân được rải ra thành từng lớp, tiếp đó rải thêm một ít tro bếp hoặc vôi bột. Cuối cùng cho bùn ao hoặc nhào đất mịn để trát kín đều toàn bộ mặt của đống phân. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tấm bạt kín để che. Điều này sẽ giúp giảm các loại khí thoát ra ngoài môi trường và hạn chế các mầm bệnh lây lan, phát tán.
  • Sử dụng một số cây thủy sinh như: bèo lục bình, cỏ muỗi nước để xử lý nước thải từ các trang trại chăn nuôi. Chúng sẽ giúp các chất có trong nước thải như nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hòa tan được. Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm kinh phí lại vừa thân thiện với môi trường.

Trên đây chính là những chia sẻ của chúng tôi về xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn, hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với GTECO theo hotline: 0966.075.988