Hiện nay tại Việt Nam, khi các tiêu chí về môi trường ngày càng cao và khắt khe. Thì theo đó các thiết bị ngành lọc bụi cũng ngày càng phát triển, được chú trọng đầu tư hơn. Đặc biệt trong các sản phẩm có khả năng hút lọc bụi tối ưu và có sự ứng dụng phổ biến nhất hiện nay thì chúng ta không thể bỏ qua Dust Collector. Vậy thực tế Dust Collector là gì? Có những loại Dust Collector nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết sau đây, cùng theo dõi nhé!
Mục Lục
1. Dust Collector là gì?
Dust Collector chính là thiết bị dùng để tách bụi ra khỏi không khí dơ. Đồng thời chúng cũng được xem là một bộ phận chính và cực kỳ quan trọng của hệ thống lọc bụi được lắp đặt trong các khu vực sản xuất phát sinh ra nhiều bụi như các xưởng chế biến gỗ, xưởng mài kim loại, nhà máy xi măng, khu công nghiệp,..
Trong thực tế, Dust Collector được thiết kế với nhiều nguyên lý lọc bụi khác nhau tùy theo kích cỡ hạt bụi phát sinh và yêu cầu về chất lượng lọc bụi.
2. Các thông số cần lưu ý khi chọn Dust Collector
Để có thể lựa chọn được thiết bị Dust Collector hiệu quả và phù hợp nhất cho công trình của mình thì chúng ta cần lưu ý một số thông số cơ bản sau:
Hệ số A/C (Air To Cloth)
- Đây là lượng không khí đi qua 1 đơn vị diện tích lọc trong một phút. (m3/60/m2 hay CFM/ft2).
- Đây là hệ số quyết định giá thành hoặc công năng của máy gom bụi.
- Dựa vào các loại bụi mà chúng ta chọn hệ số này cho phù hợp để cho Dust Collector hoạt động tốt nhất.
Kích thước hạt bụi (Particle Size)
- Được tính bằng đơn vị Microns.
- Tuỳ theo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật mà sẽ cần chọn loại lọc từ 0.1µ -10µ, Farr lọc đối với hạt bụi 0.5µ (vi khuẩn có kích thước trung bình 1µ)
Vận tốc gió qua màng lọc (Interstitial Velocity)
- Vận tốc không khí khi đi qua màng lọc bụi xếp Zigzag hay hình mi.
- Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn Dust Collector phù hợp.
Vận tốc gió máy gom bụi (Can Velocity)
- Đây chính là vận tốc gió của máy gom bụi.
- Vận tốc này do quạt tạo nên để hút, gom và lọc các hạt bụi.
Hiệu suất khối lượng (Mass Efficiency) gom
- Phần trăm số hạt bụi được giữ lại từ dòng không khí. Ví dụ: 100g hạt vào có 0.005g hạt thoát ra thì hiệu suất sẽ bằng 99.995%
Test hiệu suất lọc (HEPA)
- Phương pháp test DOP theo tiêu chuẩn của Mỹ STD 282 hay MPPS theo tiêu chuẩn EN 1822
Hiệu suất lọc và bánh bụi
- Sự hình thành lớp bụi bao nhiêu là thích hợp để đánh giá những ảnh hưởng của nó đến hiệu suất lọc cũng chính là vấn đề cần xem xét.
- Khi bánh bụi phát triển trên bề mặt vật liệu học thì nó sẽ thực sự điều chỉnh tất cả quá trình lọc. Do đó, vấn đề quan trọng là làm sao thiết lập và giữ vững được một lớp bánh bụi thích hợp cho tất cả các vật liệu lọc
3. Các loại Dust Collector phổ biến nhất
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu lọc bụi đa dạng từ mọi đối tượng khách hàng cho nhiều môi trường, không gian khác nhau thì tương ứng cũng có nhiều loại Dust Collector như:
3.1 Loại xoáy – Cyclone
Chú thích hình ảnh:

- Dirty gas: Khí bẩn
- Collected material: Vật liệu được gom
- Clean gas: Khí sạch
- Flow patterns: Mô hình dòng chảy
- Inlet: Lối vào
- Vortex direction change area: Khu vực thay đổi hướng gió xoáy
- Inner cone: Nón bên trong
- To atmosphere: Ra môi trường
- Material discharge: Xả chất liệu
3.1.1 Ưu và nhược điểm loại Cyclone loại xoáy
Về ưu điểm:
- Giá thành rẻ, chế tạo đơn giản
- Có khả năng thu hồi bụi ở dạng khô, hạt bụi > 5 micron,
- Trở lực hầu như cố định và không lớn (250 – 1500 N/m2),
- Hiệu quả không phụ thuộc sự thay đổi nồng độ bụi.
Về nhược điểm:
- Hiệu quả vận hành kém khi bụi có hạt bụi mịn, kích thước nhỏ hơn 5 micron
- Không thể thu hồi bụi kết dính
- Thu hồi bụi trong cyclon diễn ra dưới tác dụng của lực ly tâm.
Xem thêm: Máy hút bụi túi vải di động
3.2 Loại lọc bụi túi rung
Chú thích hình ảnh:

- Dirty air in: Không khí bẩn đi vào,
- Clean air out: Không khí sạch đi ra,
- Filter Bags (inside collection): Túi lọc (thu gom bên trong),
- Shaker Log: Thiết bị rung lắc.
Xem thêm: Hệ thống hút lọc bụi gỗ
3.3 Loại Cartridge
– Nguyên lý làm sạch và gom bụi loại Cartridge:
Chú thích hình ảnh:

- >Gravity flow inlet: Dòng chảy trọng lực đầu vào,
- Large inlet expansion Plenum: Khoang chứa mở rộng lối vào rộng lớn,
- Clean air: Không khí sạch,
- Blow pipe: Ống thổi gió,
- Backflushing air pulse: Sự súc rửa bằng xung khí,
- Eductor tubes: Ống máy phun,
- Compressed air chamber: Buồng khí nén,
- Air pulse clean filter: Xung khí làm sạch lọc,
- Dust particles: Hạt bụi,
- Hopper: Phễu gom bụi.
- Sudden decrease in velocity causes a major portion of particulates to fall out of the airstream into the hopper: Giảm đột ngột tốc độ gây ra một phần lớn các hạt bụi rơi ra khỏi dòng khí vào phễu.

3.3.1 Các thành phần của máy gom bụi Cartridge
Bao gồm các bộ phận chính là:
- Lọc cartridge
- Kết cấu máy và các module
- Bộ điều khiển máy
- Quạt để hút và vận chuyển bụi
- Các bộ phận về an toàn và phòng chống cháy nổ.
3.3.2 Tiêu chí lựa chọn Cartridge Dust Collector
Tất cả các máy gom bụi Dust Collector đều được lựa chọn dựa trên hệ số A/C (cubic feet of air/gas per minute to square feet of filter cloth/media)
– Tiêu chí thiết kế Cartridge:
+ Lưu lượng hút và loại bụi:
- Lưu lượng khí bẩn cần hút
- Tính diện tích vật liệu lọc, tốc độ gió qua màng lọc cho phù hợp
- Chất được thu gom là gì? Kích thước? Đặc tính?
+ Phạm vi áp dụng:
- Khâu nào trong quy trình sản xuất, bụi có chất gây hại hay không?
- Thiết bị được thông gió là gì?
- Thời gian vận hành bao lâu?
- Số lượng hạt bụi trong không khí trên một đơn vị thể tích.
+ Điều kiện dòng khí
- Áp suất vận hành tối đa là bao nhiêu, độ ẩm, khí,…?
+ Vận tốc gió tại miệng hút và đường ống:
- Tại miệng hút: thông thường 0,5 m/s – 2,5 m/s. Trường hợp đặc biệt 25 – 30 m/s hoặc cao hơn tùy theo ứng dụng,
- Trên đường ống: 15 – 25 m/s. Có thể 40 – 45 m/s.
+ Sự ma sát và bào mòn do bụi:
- Cần đệm chống bào mòn hoặc tấm chắn đặc biệt để bảo vệ lọc không?
+ Vận chuyển bụi:
- Bụi sẽ được hút và chuyển đi dễ dàng, có cần áp lực gió lớn hay không?
+ Áp suất hút máy gom bụi:
- Bụi sẽ được thu lại và chuyển đi dễ dàng và có đầu hút áp suất cao hay không?
+ Phân phối gió:
- Dòng khí hút vào có được phân phối đồng đều trên tất cả các bề mặt lọc hay không (tránh trường hợp tập trung gió) dễ gây giảm độ bền của lọc.
+ Số lượng bụi trên một đơn vị thể tích không khí:
- Nếu khí ô nhiễm rất nhiều bụi thì ta nên thiết kế thanh chắn để bảo vệ lọc.
+ Thiết kế ngăn xả bụi:
- Theo nguyên tắc cái gì đi vào được thì phải có lối ra
- Cần thiết kế chống tràn
- Thiết kế ngăn xả đủ rộng tránh tình trạng bụi bắc cầu lên trên phía lọc
- Túi phễu chứa không nên sử dụng để lưu bụi lâu ngày
Xem thêm: Hệ thống hút lọc bụi GTECO
Trên đây chính là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu được thông tin về Dust Collector ? Chúc bạn sẽ lựa chọn được thiết bị lọc bụi hiệu quả và phù hợp nhất cho công trình của mình nhé!