0966 105 006

Cách Đấu Điện 3 Pha Đúng Chuẩn Nhất Bạn Nên Tham Khảo Ngay

Điện 3 pha ngày càng được ứng dụng rộng rãi và không còn xa lạ với chúng ta trong đời sống sinh hoạt hay sản xuất. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ cách đấu điện 3 pha như thế nào cho đúng chuẩn. Bài viết dưới đây của GTECO sẽ chia sẻ đến bạn nội dung này. Cùng theo dõi ngay nhé!

Tìm hiểu về điện 3 pha

Trước khi nắm được cách đấu điện 3 pha thì chúng ta phải hiểu về điện 3 pha cũng như cấu tạo, đặc điểm của dòng điện này.

Điện 3 pha là dòng điện được sử dụng chủ yếu cho công nghiệp sản xuất, cụ thể là truyền tải các thiết bị điện có công suất lớn nhằm tiết kiệm điện năng tiêu hao. 

Cấu tạo của điện 3 pha bao gồm có 4 dây. Trong đó có 1 dây trung tính (dây lạnh) và 3 dây pha (dây nóng). Khi hoạt động thì 3 dây pha sẽ luôn lệch nhau 1 góc 120 độ. Tại Việt Nam điện áp định mức của điện 3 pha là 380V và ở nước ngoài là 220V hoặc 200V.

Vì sao cần biết cách đấu điện 3 pha đúng chuẩn?

Thực tế như đã nói, điện 3 pha có mức điện áp lên tới 380V. Do đó, chúng rất nguy hiểm và gần như mức độ nguy hiểm của điện 3 pha là cao nhất trong hệ thống điện.

Vậy nên, để đảm bảo an toàn khi thực hiện đấu nối điện, hạn chế tai nạn lao động điện, an toàn cho người sử dụng cũng như bảo vệ các thiết bị điện hoạt động tốt thì cần biết cách đấu điện 3 pha đúng chuẩn.

Hướng dẫn cách đấu điện 3 pha

Hiện nay, có 2 cách đấu điện 3 pha chính là đấu nối hình sao và đấu nối hình tam giác. Thông thường, mỗi cách đấu sẽ sử dụng cho những trường hợp cụ thể khác nhau tùy theo mục đích sử dụng điện.

Cách đấu điện 3 pha hình sao

Hiểu đơn giản thì đây là cách đấu điện 3 pha thực hiện lấy 3 điểm cuối của pha nối với nhau tạo thành 1 điểm chung tính. 

cach-dau-dien-3-pha

Đấu điện 3 pha khi thông số điện áp của động cơ là 220V/380V còn điện áp mạng lưới điện là 220V/380V. Theo đó, cách đấu hình sao để phù hợp với mức điện áp cao nhất 380V và thấp nhất 220V như sau: 

cach-dau-dien-3-pha-1

Cách nối mạch điện 3 pha hình tam giác

Cách nối này sẽ cần lấy đầu pha này nối lại với cuối pha kia sẽ tạo thành 1 hình tam giác và không có điểm trung tính.

cach-dau-dien-3-pha-2

Với cách đấu điện 3 pha tam giác khi thông số của động cơ điện là 220V/380V và điện áp của mạng lưới là 110V/220V. Trong trường hợp này, dây điện được đấu nối theo hình tam giác phù hợp với định mức thông số của động cơ ở mức thấp nhất là 202V và điện áp mạng lưới ở cao nhất là 380V như sau:

cach-dau-dien-3-pha-5

Cách đấu điện 3 pha (380V) sang 1 pha (220V)

Điện 3 pha có 4 dây (bao gồm 3 dây nóng và 1 dây nguội). Lượng điện áp giữa 2 pha nóng có trị giá 380V, còn giữa dây 1 nóng với 1 dây nguội là 220V. Đây cũng chính là dòng điện cần lấy thế. Do đó, chỉ cần lấy ra một 1 pha từ hệ thống điện 3 pha rồi đấu với dây trung tính.

Nhiều gia đình khi có hệ thống điện 3 pha sẵn thì sẽ lắp thêm 1 chiếc ổn áp đầu ra là 220V để sử dụng cho điện sinh hoạt.

Tùy vào mỗi động cơ sử dụng mà cần lựa chọn sơ đồ và trị số thích hợp. Cụ thể:

  • Lượng điện áp định mức trên cuộn dây không đổi
  • Đặt 1 trong 2 cuộn dây sang cuộn làm việc, cuộn còn lại chuyển thành cuộn khởi động
  • Trị số tụ điện lựa chọn đảm bảo tiêu chí lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và khởi động đạt 900

cach-dau-dien-3-pha-6

Như vậy thông qua cách đấu điện 3 pha mà chúng tôi vừa chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết để tiến hành đấu điện 3 pha sử dụng đảm bảo an toàn cho con người cũng như hệ thống điện, thiết bị điện. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay tới GTECO nhé!