Hiện nay để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt thì việc ứng dụng các phương pháp xử lý khí thải hiện đại là điều rất cần thiết. Trong đó, xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt là 1 trong những cách thức đang được ưu tiên lựa chọn khá nhiều. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Mục Lục
Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt là gì?
Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao để làm giảm nồng độ các chất thải ô nhiễm trước khi chúng phát tán ra ngoài môi trường. Phương pháp này đem lại khả năng xử lý trực tiếp lượng khí thải lớn có trong buồng đốt.

Đồng thời các chất đốt được thêm vào để tác động đến khí thải để giúp khí thải giảm từ nồng độ cao xuống nồng độ thấp và về mức đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường. Nhờ đó, đảm bảo khí thải sau khi xử lý bằng phương pháp thiêu đốt luôn đạt chuẩn và không còn khả năng gây nên ô nhiễm nữa.
Đặc điểm của xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thì các chất hay các hợp chất có hại đều sẽ bị cháy hoặc bị thay đổi tính chất hóa học. Từ đó, chúng trở thành các chất đơn giản, không còn nguy hiểm, không còn khả năng gây hại đến sức khỏe con người, hệ sinh thái cũng như môi trường nói chung.
Bên cạnh đó, sau khi trải qua quá trình xử lý bằng phương pháp thiêu đốt thì 1 số loại khí hữu cơ có thể nhìn thấy được. Các khí hữu cơ này sau khi phản ứng với sương mù sẽ không còn khả năng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người tham gia giao thông, không còn nguy hại hay làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến tầng ozon, gây hiện tượng mưa axit nữa.
Có thể nói xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt thiêu đốt ngày càng được ưu tiên lựa chọn. Chúng đem tới nhiều lợi ích cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Phương pháp này có khả năng xử lý triệt để và loại trừ những thành phần độc hại có trong khí thải.
Cách thực hiện xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt
Để thực hiện phương pháp thiêu đốt trong xử lý khí thải, người ta có thể áp dụng 2 cách sau:
- Cách 1: Đốt khí thải mà không sử dụng chất xúc tác. Cách này thường áp dụng trong trường hợp khi trong khí thải có chứa nồng độ chất độc hại cao vượt quá giới hạn và chúng có khả năng bắt lửa. Cần đảm bảo nhiệt độ của lò thiêu đốt trong phạm vi từ 600 – 800 độ C.
- Cách 2: Đốt khí thải cần phải sử dụng chất xúc tác: Đồng, bạch kim, niken… Sử dụng cách này trong các trường hợp mà nồng độ chất độc hại có trong khí thải ở gần với giới hạn bắt lửa. Cần duy trì nhiệt độ lò thiêu đốt trong khoảng 250 – 450 độ C.
Ưu điểm của phương pháp xử lý khí thải bằng thiêu đốt
Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp, tiết kiệm cho đơn vị áp dụng.
- Lọc được tối đa các chất, khí thải độc hại
- Làm phân huỷ hoàn toàn những chất gây ô nhiễm cháy được.
- Đem lại hiệu quả xử lý các chất khí ô nhiễm rất cao.
- Có khả năng thu hồi cũng như tận dụng được nhiệt độ thải ra từ quá trình thiêu đốt.
- Các chất khí thải độc hại sau khi xử lý bằng phương pháp này được an toàn và không còn ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khoẻ con người.
- Các thiết bị khí đốt phù hợp với nồng độ chất ô nhiễm và lưu lượng khí thải
- Bảo toàn được tính năng cho các thiết bị xử lý.
Có mấy loại lò đốt thường gặp trong xử lý khí thải?
Dưới đây là các loại lò đốt thường gặp trong xử lý khí thải:
Lò đốt công suất lớn
- Về cấu tạo: Lò đốt công suất lớn sẽ bao gồm: Thiết bị venturi thấp áp, quạt khói, tháp đệm, bơm, hệ thống van gió, bể tuần hoàn.
- Về cơ chế hoạt động: Bắt đầu từ buồng thứ cấp van gió thì khí thải sẽ đi vào thiết bị venturi. Tại đây, lượng khí thải được tiến hành lọc bụi cũng như hạ nhiệt độ. Tiếp đó, nước cùng khí thải sẽ di chuyển qua tháp lọc bao gồm giàn phun nước, lớp đệm bằng sứ và giàn phun. Trong đó, lớp đệm có tác dụng hạ nhiệt độ, lọc sạch bụi và các chất khí như: HSI, SO2. Lúc này một phần của nước và lớp bụi sẽ chảy xuống bể lắng. Từ đó, đảm bảo chất ô nhiễm sẽ được hấp thụ hoàn toàn, lượng không khí sạch được đẩy qua ống khói nhờ vào quạt rồi sau đó thải ra ngoài môi trường.

Lò đốt công suất nhỏ
- Nhiệt độ xử lý đối với các lò đốt công suất nhỏ thường lớn hơn 1.000 độ C.
- Thời gian lưu khí 1 – 2 giây.
- Về cấu tạo: Bao gồm thiết bị lọc bụi (lọc khô dạng túi vải hoặc lọc bụi dạng tĩnh điện), thiết bị lọc khí độc (SO2, HCl) có sử dụng vôi bột và than hoạt tính.
- Cơ chế hoạt động: Lò hoạt động bao gồm giai đoạn hòa trộn các chất này và thu lại bằng thiết bị lọc bụi để tuần hoàn. Lúc này, vôi sẽ có chức năng hấp phụ than hoạt tính, khói axit, dioxin và furan. Bên cạnh đó hệ thống này còn được gắn các thiết bị báo nhiệt độ, báo nồng độ chỉ tiêu của 1 số loại khí nhằm mục đích giám sát chất lượng khí thải.
Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Xử Lý Khí Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học Chi Tiết
Lò đốt công suất trung bình
- Loại lò đốt này thuộc dạng tĩnh.
- Về cấu tạo: Bao gồm có buồng đốt và nhiệt độ buồng đốt khí là trên 1.000 độ C.
- Thời gian lưu khí từ 1 – 2 giây.
Hiện nay, GTECO là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, chế tạo, sản xuất và cung cấp các hệ thống, phương pháp xử lý khí thải. Chúng tôi sở hữu đội kỹ sư môi trường chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn để đưa tới khách hàng các giải pháp giúp xử lý khí thải, hút lọc bụi,.. tối ưu và phù hợp nhất.
Nếu bạn đang cần hỗ trợ về các hệ thống xử lý khí thải nói chung hay xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt nói riêng thì hãy liên hệ ngay với GTECO theo hotline: 0966.075.988 nhé!