Khi mùa hè tới, các công trình nhà ở, nhà máy, nhà xưởng, kho,.. có thiết kế mái tôn thường gặp phải tình trạng nóng bức, thậm chí phải chịu nhiệt độ lên tới 45- 50 độ C. Do đó, các cách thông gió mái tôn luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng không gian, nâng cao năng suất và bảo vệ sức khỏe con người.
Mục Lục
- Lý do cần phải thông gió mái tôn?
- Tổng hợp 10 cách thông gió mái tôn hiệu quả nhất
- 1. Sử dụng quạt thông gió công nghiệp
- 2. Lắp đặt quả cầu hút nhiệt thông gió
- 3. Sử dụng ống thông gió mái tôn
- 4. Sử dụng các lớp sơn chống nóng
- 5. Sử dụng tấm lợp cách nhiệt
- 6. Sử dụng loại bông thủy tinh để thông gió mái tôn
- 7. Sử dụng cách phun sương giảm nhiệt
- 8. Sử dụng cách xây giếng trời
- 9. Sử dụng trần thạch cao
- 10. Sử dụng trần nhựa
- 11. Trồng cây leo trên mái tôn
Lý do cần phải thông gió mái tôn?
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè vô cùng nóng nực. Dưới sức nóng của mặt trời cùng các hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng đô thị,.. thì các công trình nhà ở, nhà máy, nhà xưởng, nhà kho,…sử dụng mái tôn có thể hấp thụ nhiệt độ lên tới 50 độ C.
Chưa kể, ở các khu vực thành phố, đô thị, diện tích chật hẹp thì những công trình mái tôn không dễ dàng có thể mở cửa sổ thường xuyên để đảm bảo việc trao đổi không khí. Vậy nên, khi nhiệt độ tăng cao cùng với sự ngưng đọng không khí khiến không gian công trình luôn trong tình trạng bí bách, nóng nực, ngột ngạt.
Thậm chí, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống, năng suất lao động, chất lượng của các sản phẩm, đồ vật trong công trình. Vậy nên, việc áp dụng các cách thông gió mái tôn là điều vô cùng cần thiết để giảm nhiệt độ, lưu thông không khí cho những công trình này.
Tổng hợp 10 cách thông gió mái tôn hiệu quả nhất
Dưới đây là tổng hợp các phương pháp thông gió mái tôn hiệu quả và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.
1. Sử dụng quạt thông gió công nghiệp
Biện pháp thông gió mái tôn đầu tiên phải nhắc đến đó chính là lắp đặt và ứng dụng các sản phẩm quạt thông gió công nghiệp.
Hiện nay, đối với các công trình quy mô nhỏ như nhà ở thì có thể lắp sản phẩm quạt thông gió gia đình. Còn đối với các công trình lớn như nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, các tòa nhà mái tôn diện tích rộng,.. thì có thể lắp đặt quạt nấm hút mái (hay còn gọi là quạt gắn mái, quạt ly tâm, quạt hướng trục thông gió kiểu gắn mái).
Đây là các mẫu quạt được thiết kế và sản xuất chuyên dụng để lắp đặt trên mái của các công trình, đặc biệt là các công trình mái tôn.

Ưu điểm:
- Quạt hoạt động ổn định, tạo ra lưu lượng gió lớn, công suất cao.
- Vận hành êm ái và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Độ bền cao, tuổi thọ lâu dài, có khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: nhiệt độ cao, mưa, nắng,..
- Tiết kiệm đến 60% chi phí đầu tư và vận hành so với các thiết bị điều hòa không khí (cùng hiệu suất).
- Phù hợp lắp đặt cho mọi công trình, đặc biệt là các công trình yêu cầu khả năng thông gió cao, lưu lượng gió lớn.
- Không chỉ thông gió, cấp khí tươi, tuần hoàn không khí, hút khí thải, hút bụi mà còn hút mùi hiệu quả.
- Có thể làm giảm nhiệt độ cho công trình mái tôn hiệu quả.
2. Lắp đặt quả cầu hút nhiệt thông gió
Quả cầu hút nhiệt hay còn gọi là quả cầu thông gió. Chúng được sản xuất từ vật liệu chính là inox. Đây được xem như 1 thiết bị cơ khí công nghiệp và vận hành theo nguyên tắc đối lưu không khí.
Theo đó, quả cầu này sẽ hút khí tự nhiên vào trong công trình và đẩy khí nóng ra bên ngoài để tạo sự thông thoáng, mát mẻ và dễ chịu cho không gian.

Ưu điểm:
- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Thân thiện với môi trường
- Thiết kế nhỏ gọn, kỹ thuật đơn giản
- Có khả năng lưu thông không khí ngay cả khi có ít gió
- Dễ dàng để có thể mua được
Nhược điểm:
- Không thể tự chạy nếu đặt ở vị trí khuất gió. Bởi chúng hoạt động chủ yếu nhờ vào gió trời hay khí nóng bốc lên.
- Lắp đặt quả cầu hút nhiệt dễ gây thấm dột cho công trình khi trời mưa. Chưa kể không gian cũng nhanh bị bám bụi hơn.
- Hiệu suất gió không quá cao.
- Quả cầu có thể bị kẹt do rác thải hay lá cây, cành khô
3. Sử dụng ống thông gió mái tôn
Đây là cách thông gió mái tôn dùng phổ biến cho những ngôi nhà có dạng hình ống.

Ưu điểm:
- Ống thông gió được sản xuất với vật liệu tốt đảm bảo độ bền, không bị oxy hóa. Sau thời gian dài sử dụng vẫn đảm bảo độ sáng bóng.
- Chất lượng thông gió mái tôn khá ổn định, lâu dài.
- Trọng lượng ống gió nhẹ, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt.
- Không lo lá cây hay bụi bẩn làm tắc nghẽn đường ống
Nhược điểm:
- Ống gió thông mái tôn có giá thành khá cao.
- Khi thi công đòi hỏi sự tỉ mỉ và tay nghề cao từ phía thợ.
- Tốn nhiều thời gian lắp đặt và chi phí thuê nhân công cũng khá cao.
4. Sử dụng các lớp sơn chống nóng
Khi sử dụng các lớp sơn chống nóng có thể giúp cho mái tôn đang ở nhiệt độ >60 độ C giảm được từ 10 – 15 độ C. Theo đó, nếu độ dày của lớp sơn càng cao thì khả năng chống nóng càng tốt.

Ưu điểm:
- Sơn có khả năng chống chịu hóa chất và kháng nước tốt.
- Bảo vệ mái tôn khỏi các tác động của môi trường, thời tiết.
- Sơn chống nóng có mức chi phí rẻ hơn so với những cách thông gió mái tôn khác.
- Chi phí bảo không quá cao.
- Quy trình thi công sơn chống nóng nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm. Thậm chí với các công trình có diện tích mái tôn nhỏ thì gia chủ có thể tự mua nguyên liệu và tự thực hiện.
5. Sử dụng tấm lợp cách nhiệt
Tấm lợp cách nhiệt hay còn gọi là tấm lợp chống nóng là vật liệu được sử dụng phổ biến trong mục đích cách nhiệt, chống nắng cho các công trình.

Ưu điểm:
- Cấu tạo nhiều lớp chắc chắn giúp cách nhiệt và chống nóng cho mái tôn tốt.
- Có khả năng dẫn truyền ánh sáng đạt 90%. Từ đó ngăn chặn được tác hại của ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào con người.
- Có khả năng cách âm tốt.
- Có độ dày tốt cùng khả năng chịu lực va đập từ lốc xoáy, mưa đá tốt. Do đó, chúng rất bền bỉ, không dễ biến dạng.
- Có khả năng chống cháy tốt, có thể tự dập tắt lửa.
- Trọng lượng nhẹ nên dễ dàng vận chuyển, thi công, lắp đặt.
- Thiết kế mặt tấm lợp nhẵn bóng, ít bám bụi và chống ẩm mốc. Đồng thời dễ dàng vệ sinh, lau chùi khi cần thiết.
- Tiết kiệm điện năng
- Giá thành rẻ
- Màu sắc đa dạng, tính thẩm mỹ cao, đem tới sang trọng và hiện đại cho công trình.
6. Sử dụng loại bông thủy tinh để thông gió mái tôn
Bông thủy tinh là 1 trong những vật liệu có khả năng giảm và cách nhiệt tốt cho các công trình xây dựng hiện nay.

Ưu điểm:
- Khả năng cách nhiệt tốt. Chúng có thể làm giảm nhiệt độ và tiếng ồn từ bên ngoài lên đến 30%.
- Quá trình thi công, lắp đặt bông thủy tinh rất dễ dàng nhờ trọng lượng nhẹ.
- Bông thủy tinh đường được sản xuất với dạng tấm hoặc cuộn có độ dày từ 25 – 50 mm. Điều này giúp việc cắt xén chúng để tạo hình cho công trình phù hợp trở nên dễ dàng hơn.
- An toàn với thợ thi công và người sử dụng vì bông thủy tinh rất mềm mại, êm ái, không có cạnh sắc nhọn.
- Cách nhiệt trơ về mặt hóa học, có khả năng chống ăn mòn, không sản sinh nấm mốc hay vi khuẩn.
Nhược điểm:
- Khi thi công, cắt xén xong thường để lại bụi bẩn. Nếu bụi bay vào không khí có thể dính vào mắt hoặc da, gây khó chịu, ngứa ngáy cho con người.
- Bông thủy tinh quá hạn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
7. Sử dụng cách phun sương giảm nhiệt
Thêm 1 cách thông gió mái tôn hiệu quả chính là sử dụng phun sương giảm nhiệt cụ thể là dùng máy bơm tăng áp.

Cơ chế thực hiện của phương pháp này là dùng máy bơm tăng áp đẩy nước chảy qua ống nhựa PVC rồi tới béc phun sương. Lúc này, sẽ tạo ra những hạt sương phủ lên mái nhà để làm giảm nhiệt độ đáng kể, mang lại không khí mát mẻ cho công trình.
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư, chi phí vận hành thấp.
- Thời gian thi công và đưa vào sử dụng nhanh chóng. Từ đó, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến không gian nhà ở.
- Khả năng làm mát mái tôn nhanh chóng.
- Có thể áp dụng linh hoạt đối với quy mô công trình nhỏ từ vài chục m2 đến công trình quy mô lớn vài nghìn thậm chí vài chục nghìn m2.
- Cơ chế tự động giúp tiết kiệm nước, điện.
Nhược điểm:
- Nếu sử dụng máy phun thường xuyên thì sẽ tiêu tốn lượng nước lớn.
- Nguồn nước dùng phải đảm bảo độ PH trung tính để có thể hạn chế được hiện tượng ăn mòn cho mái tôn.
8. Sử dụng cách xây giếng trời
Giếng trời là 1 biện pháp thông gió mái tôn hiệu quả đem tới sự thông thoáng, mát mẻ cho mọi công trình. Chưa kể, cách này cũng tận dụng được gió trời tự nhiên và giảm được điện năng tiêu thụ cho ngôi nhà.

Ưu điểm:
- Đem tới khả năng giảm nhiệt, làm mát không gian tốt.
- Tận dụng được gió trời tự nhiên
- Giúp giảm năng lượng tiêu thụ và tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm:
- Gây ồn ào khi kết hợp với các tạp âm bên ngoài
- Nếu thi công không đảm bảo có thể làm mưa hắt vào trong nhà gây ướt, ẩm mốc và hư hỏng đồ đạc bên trong.
9. Sử dụng trần thạch cao
Các gia đình hay công trình có tầm tài chính cao thì có thể sử dụng cách làm thông gió mái tôn là làm trần thạch cao.

Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao.
- Độ bền vượt trội
Nhược điểm:
- Chi phí cao
10. Sử dụng trần nhựa
Bên cạnh trần thạch cao thì nhiều gia đình cũng lựa chọn lắp đặt trần nhựa để làm giảm nhiệt, thông gió cho mái tôn công trình.

Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, bền bỉ.
- Giá thành và chi phí lắp đặt thấp hơn so với trần thạch cao.
Nhược điểm:
- Độ bền và tính thẩm mỹ thấp hơn so với trần thạch cao.
11. Trồng cây leo trên mái tôn
Việc trồng cây leo trên mái tôn thường áp dụng đối với các công trình nhà ở cần thông gió mái tôn.

Ưu điểm:
- Điều hòa nhiệt độ, cách nhiệt, chống nóng cho mái tôn
- Tạo không khí thoáng mát, trong lành.
- Làm đẹp cho cảnh quan, góp phần bảo vệ môi trường.
- Tạo sức nặng cho mái tôn để chống lại lốc xoáy, mưa bão,..
- Chi phí trồng cây leo thấp
Tìm Hiểu Thêm: Hệ Thống Thông Gió Làm Mát

Trên đây là chia sẻ của GTECO về top 11 cách thông gió mái tôn hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Nếu quý khách cần mua quạt thông gió, quạt gắn mái cho các công trình của mình thì hãy liên hệ ngay với GTECO để được tư vấn, hỗ trợ nhé!