Hiện nay có rất nhiều các chủng loại thép được sản xuất và cung cấp trên thị trường để phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng. Trong số đó, bên cạnh thép CT3 thì thép SS400 cũng là vật liệu được lựa chọn phổ biến nhất. Vậy thực tế thép SS400 là gì? Thành phần, đặc điểm, phân loại cũng như ứng dụng của chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Thép SS400 là gì?
Thép SS400 được biết tới là loại mác thép cacbon phổ biến hiện nay. Chúng được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3101 (1987). Đây là 1 trong các loại thép được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nặng, chế tạo chi tiết máy, khuôn mẫu,.. tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Ký hiệu SS400, trong đó 2 chữ SS là viết tắt của từ Steel Structure (kết cấu thép), còn chỉ số 400 ở phía sau có ý nghĩa thể hiện độ bền kéo (đơn vị N/mm2).
Hiện nay, thép SS400 được ứng dụng đối với nhiều loại sản phẩm như: Thép tấm thông thường, thép cuộn, thép hình H, V, U, I,…
Nếu như thép SS400 dạng tấm thường có đặc điểm là mang màu xanh, màu đen hay màu tối đặc trưng, đường mép biên của chúng sẽ bo tròn hoặc xù xì. Đồng thời, thép SS400 dạng tấm được sản xuất thông qua quá trình luyện thép cán nóng ở nhiệt độ trên 1000 độ C mới có thể tạo ra thành quả cuối cùng.
Ngược lại, thép SS400 dạng cuộn thì thường được sản xuất từ quá trình cán nguội ở nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, còn có các loại thép SS400 dạng ống, dạng thanh,..
Thành phần của thép SS400 là gì?
Vì thép SS400 nằm trong nhóm thép cacbon. Vậy các thành phần cơ bản của thép SS400 là gì? Chúng bao gồm:
- Cacbon (C): Chiếm 0.11 – 0.18%
- Silic (Si): Chiếm 0.12 – 0.17%
- Mangan (Mn): 0. 4 – 0.57%
- Niken (Ni): 0.03%
- Crom (Cr): 0.02%
- Photpho (P): 0.02 max%
- Lưu huỳnh (S): 0.03 max%
- Boron (B),…
Đặc tính của thép SS400
Thép SS400 được sản xuất và chế tạo với những đặc điểm nổi trội như:
- Giới hạn bền kéo: 400 – 510 Mpa (Giới hạn này tương đương với thép CT3 của Nga, thép CT42 và CT51 của Việt Nam).
- Độ bền chảy: Được chia theo độ dày. Nếu độ dày của thép SS400 <16mm thì độ bền chảy là khoảng 245 Mpa; Nếu thép SS400 có độ dày 16 – 40mm thì độ bền chảy là 235 Mpa; Riêng đối với loại thép SS400 dày hơn 40mm thì độ bền chảy là 215 Mpa.
- Độ giãn dài: Phụ thuộc vào độ dày của mác thép. Nếu thép tấm SS400 có độ dày <25mm thì độ dãn dài là 20%; Nếu thép tấm có độ dày >=25mm thì độ dãn dài là 24%.
- Thử uốn nguội 180 độ: Tính theo công thức r = 1.5a. Trong đó (r là bán kính gối uốn và a là độ dày).
- Về kích thước: Độ dày được áp dụng cho loại thép SS400 này đã được đề rõ trong tiêu chuẩn JIS 3101 là từ 6mm – 120mm.

Thép SS400 tương đương với thép nào?
Như đã nói, thép SS400 được sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật Bản JIS G3101 (1987).
- Nếu xét về giới hạn bền kéo thì thép SS400 tương đương với thép CT3 của Nga và thép CT42, thép CT51 của Việt Nam (400 – 510 MPa).
- Nếu xét về chất lượng cũng như độ bền kéo thì thép SS400 cao hơn thép SS300.
Các loại thép SS400 phổ biến hiện nay
Hiện nay, thép SS400 được cung cấp ra thị trường với nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về những loại thép SS400 phổ biến nhất.

Ưu điểm của thép SS400 là gì?
Hiện nay, lý do để các sản phẩm thép SS400 được sử dụng ngày càng nhiều là bởi chúng sở hữu những ưu điểm như:
- Tính dẻo cao, dễ định hình: Thép SS400 có hàm lượng cacbon thấp khoảng <0.25%. Theo đó, khi lượng cacbon trong thép càng giảm thì độ dẻo của loại thép cacbon như SS400 càng cao, dễ định hình.
- Giá thành thấp: Thép SS400 tương đối dễ kiếm, dễ tôi luyện mà không cần phải sử dụng các hợp kim đắt tiền. Do đó, chúng có giá thành rẻ hơn những loại thép khác.
- Đa dạng về kích thước, độ dày: Thép tấm SS400 do được sản xuất trên dây chuyền cán nóng, còn thép SS400 dạng cuộn lại được sản xuất trên dây chuyền cán nguội nên chúng rất đa dạng về độ dày, kích thước.
- Tính công nghệ tốt: Thép SS400 dễ cán, dễ đúc, dễ rèn hay kéo sợi, hàn. Bên cạnh đó, loại thép này còn dễ cắt và ít bị nổ bép, bị tạo xỉ như các loại thép khác.
Báo giá thép SS400 hiện nay
Thực tế, giá thành của thép SS400 luôn có sự lên xuống hoặc dao động khác nhau trong từng đơn hàng phụ thuộc vào các yếu tố như: Dạng thép SS400 (thép tấm, thép cuộn, thép thanh, ống,…), kích thước, khối lượng hay các đặc tính của thép (độ giới hạn bền, độ bền chảy, độ dãn dài,…), khoảng cách vận chuyển, yêu cầu từ khách hàng,…
Do đó, tùy theo những yếu tố trên mà khách hàng sẽ được cung cấp báo giá thép SS400 chính xác và chi tiết nhất.
Tìm hiểu thêm: Cấu Tạo Của Quạt Ly Tâm
Ứng dụng của thép SS400
Thép SS400 được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo như: Xây dựng cầu đường, công nghiệp ô tô, xây dựng cầu cảng, bồn bể xăng dầu, kết cấu nhà xưởng, cơ khí chế tạo, kiến trúc xây dựng, sản xuất cấu kiện kim loại và nhiều ứng dụng khác,…

Trong đó, phải nhắc tới một ứng dụng ngày càng tăng lên của thép SS400 đó là dùng trong chế tạo cơ khí mà điển hình là chế tạo quạt công nghiệp. Hiện nay, GTECO với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, sản xuất quạt công nghiệp, hệ thống xử lý khí thải, hệ thống hút lọc bụi,.. đã luôn ưu tiên lựa chọn thép SS400 là một trong những nguyên vật liệu chính để chế tạo sản phẩm.
Quạt ly tâm, quạt hướng trục làm từ thép SS400 của GTECO luôn đảm bảo chất lượng cao, bền bỉ, tuổi thọ lâu dài, có thể chống chịu các tác nhân từ thời tiết, ngoại cảnh mà vẫn đảm bảo hiệu suất vượt trội.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: Thép SS400 là gì? Từ đó, có cái nhìn đúng đắn cũng như an tâm hơn về vật liệu này cũng như những sản phẩm được chế tạo, sản xuất từ thép SS400 nhé!