Thực trạng ô nhiễm nước đang là vấn đề vô cùng đáng báo động và được quan tâm hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà còn là “vấn đề nóng” trên toàn cầu. Bởi chúng gây nên những tác động xấu đối với sức khỏe con người nói riêng và môi trường nói chung. Vậy ô nhiễm nước là gì ? Nguyên nhân và hệ quả của chúng như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây của GTECO nhé!
Mục Lục [hide]
Ô nhiễm nước là gì ?
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thần phần và chất lượng nước, khiến chúng không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ảnh hưởng xấu tới đời sống, sức khỏe con người, sinh vật.
Hay hiểu đơn giản, ô nhiễm môi trường nước chính việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, nước biển,…chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho con người và các sinh vật trong tự nhiên.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Trong đó chia làm 2 phần là: ô nhiễm môi trường nước do nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Ô nhiễm môi trường nước do nguồn gốc tự nhiên
Ô nhiễm môi trường nước do yếu tố tự nhiên chủ yếu đến từ các nguyên nhân như: xác chất động vật lâu ngày bị phân hủy và ngấm vào lòng đất, chảy vào mạch nước ngầm. Hoặc do thiên tai, bão lũ khiến các nguồn nước ô nhiễm lẫn vào dòng nước sạch khiến ô nhiễm cục bộ nguồn nước.
Tuy nhiên, thực tế, đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính vẫn đến từ các tác nhân nhân tạo.
Ô nhiễm môi trường do nguồn gốc nhân tạo
Có 4 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước do nhân tạo khiến cho tình trạng ô nhiễm trầm trọng như hiện nay là: nước sinh hoạt, nước công nghiệp, nông nghiệp, y tế.
Nước thải, rác thải sinh hoạt
Nước thải, rác thải sinh hoạt của con người từ nhà ở, khu dân cư, chung cư,.. chứa các chất gây ô nhiễm như: Na+, K+, PO43, CL-…..Đặc biệt khi chúng chưa được xử lý và thải thẳng ra môi trường (ao, hồ, sông, suối, kênh, mương,..) thì chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Chưa kể, chúng cũng làm giảm lượng oxy trong nước và khiến cho các sinh vật dưới nước khó tồn tại được.
Chất thải, nước thải nông nghiệp
Bên cạnh nước thải sinh hoạt thì các chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt như:
- Thức ăn thừa, phân động vật chưa được xử lý đã thải ra môi trường.
- Thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất cấm dùng bón tưới cây trồng,. người nông dân sử dụng thấm xuống đất và ngấm vào mạch nước ngầm cũng là những yếu tố chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

Nước thải y tế
Nước thải y tế từ các phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, bệnh viện,.. luôn ẩn chứa các mầm bệnh, virus,.. Nếu nguồn nước thải này chưa được xử lý mà đã thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước và sức khỏe con người.
Nước thải, chất thải công nghiệp
Có thể khẳng định, nước thải, chất thải từ các hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt hiện nay khi tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh thì cũng kéo theo sự ra đời, phát triển của các khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất càng nhiều.
Lúc này, theo thống kê hàng nghìn m2 nước thải, hàng nghìn tấn chất thải, rác thải từ các đơn vị này chưa được xử lý đã xả thẳng ra ngoài môi trường. Từ đó, khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra các sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu do tai nạn đường thủy cũng khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng và các sinh vật biển chết hàng loạt.
Bên cạnh đó hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản hay sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chất thải phóng xạ, rò rỉ lưu trữ dưới lòng đất,… cũng là những tác nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm của môi trường nước.
Ô nhiễm nước gây nên những tác hại gì ?
Thực tế, nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống, sản xuất. Vậy nên, khi môi trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn tới những tác hại, hệ quả cực kỳ nghiêm trọng cho con người và hệ động thực vật như sau:
Đối với khỏe con người
Ô nhiễm nước làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư, tiêu chảy,.. Thực tế, không phải nguồn nước ô nhiễm luôn gây nên hậu quả ngay lập tức đối với sức khỏe con người mà chúng sẽ để lại những di chứng, tác động âm ỉ về lâu dài.
Tùy vào các chất ô nhiễm có trong nước mà chúng sẽ gây nên mức độ ảnh hưởng và hậu quả khác nhau đối với sức khỏe con người. Cụ thể:
- Nước bị nhiễm kim loại nặng: Kìm hãm sự phát triển của con người và các loài thủy, hải sản. Chúng cũng là nguyên nhân chính gây ra các dị tật bẩm sinh và ung thư.
- Nước bị nhiễm chất thải công nghiệp và chứa các chất độc: Có thể gây tử vong, làm ức chế hệ miễn dịch và gây ngộ độc cấp tính.
Đối với hệ sinh thái
Rất nhiều loài thủy, hải sản, sinh vật sống trong môi trường nước. Do đó, khi nước tại ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, biển,.. bị ô nhiễm thì sẽ khiến các sinh vật này không thể phát triển, thậm chí là nhiễm độc rồi chết. Chưa kể, xác của chúng khi phân hủy sẽ phát ra mùi hôi thối và khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng khiến cây trồng phát triển kém, chết hàng loạt và phá hủy hệ sinh thái.

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước
Trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên đáng báo động như hiện nay thì con người cần chung tay bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Một số giải pháp tạm thời có thể áp dụng như:
Xử lý nước thải, rác thải đúng cách
Vì nước thải, rác thải, chất thải phát sinh từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Vậy nên, các đơn vị, các gia đình và mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức, áp dụng quy trình xử lý, làm sạch nước thải trước khi đưa ra môi trường.
Ngoài ra, việc thường xuyên thay thế, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất, hạ tầng để tránh rò rỉ các chất độc hại ra môi trường.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Trong các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu có chứa hàm lượng kim loại nặng độc hại cao như: thạch tín, thủy ngân… Đây cũng là các chất khiến môi trường nước bị ô nhiễm, từ đó gây hại đến sức khỏe con người, hệ sinh vật. Do đó, trong sản xuất nông nghiệp, nên hạn chế sử dụng các chế phẩm sinh học để phục vụ canh tác này.
Xử lý hành vi vi phạm
Các cơ quan, ban ngành cần thường xuyên rà soát, có chế tài xử lý mạnh tay để răn đe, chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân, công ty,.. lén lút xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý. Đây chính là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Tuyên truyền, kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường
Có thể khẳng định vấn đề xử lý ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường nước là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta. Vậy nên, mỗi người cần nâng cao ý thức trong việc xả thải rác bừa bãi, xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường, không sử dụng các loại sản phẩm có thể làm ô nhiễm nước.
Đồng thời, tuyên truyền mọi người, gia đình, bạn bè thông qua các chiến dịch về bảo vệ môi trường nước.
Xây dựng hệ thống cải tạo nguồn nước đã ô nhiễm
Mặc dù, việc xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước bị ô nhiễm tốn khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng một số sản phẩm như: than hoạt tính, vật liệu lọc nước.. để làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Ô Nhiễm Đất Là Gì?
Trên đây chính là những thông tin quan trọng giúp giải đáp được thắc mắc: ô nhiễm nước là gì ? Mỗi chúng ta, mỗi cá nhân, tập thể hãy cùng chung tay để bảo vệ nguồn nước luôn sạch và an toàn nhé!