Thông gió tự nhiên nhà xưởng là nhiệm vụ và cũng là yêu cầu bắt buộc, quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú trọng nhằm đảm bảo không gian sản xuất, làm việc luôn thoáng mát, trong sạch, đảm bảo cho sức khỏe của người lao động cũng như máy móc, hàng hóa.
Mục Lục
- 1. Thông gió tự nhiên nhà xưởng là gì?
- 2. Công dụng của thông gió nhà xưởng tự nhiên
- 3. Ưu và nhược điểm của thông gió tự nhiên cho nhà xưởng
- 4. Nguyên lý hoạt động hệ thống thông gió tự nhiên
- 5. Cách lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng
- 6. Các thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên trong nhà xưởng phổ biến nhất
1. Thông gió tự nhiên nhà xưởng là gì?
Thông gió tự nhiên nhà xưởng hay còn được gọi là hệ thống thông gió thụ động. Phương pháp thông gió này sẽ nghiên cứu và áp dụng sự chuyển động của luồng không khí bên ngoài cũng như sự chênh lệch giữa các luồng không khí để làm mát và đảm bảo cho môi trường nhà xưởng luôn thông thoáng.

Hay cũng có thể hiểu thông gió tự nhiên nhà xưởng là một phương pháp thiết kế của hệ thống thông gió nhà xưởng. Chúng sẽ giúp không khí trong nhà xưởng được điều hòa, mát mẻ, trong lành hơn và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nhiệt thừa, độ ẩm dư ra ngoài.
Cấu tạo của một hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng sẽ bao gồm: Cửa trời (thông gió + thoáng nhiệt) và lam nhôm (chủ yếu để thông gió).
2. Công dụng của thông gió nhà xưởng tự nhiên
Bằng cách bố trí cửa lấy gió và cửa thải gió hợp lý, hệ thống thông gió nhà xưởng sẽ có công dụng giúp đẩy không khí dư thừa ra ngoài. Đồng thời chúng cũng đưa gió tươi mát vào bên trong nhà xưởng. Chưa hết, hệ thống thông gió tự nhiên này còn ngăn chặn tình trạng trì trệ của không khí bên trong.
Quá trình làm việc thông gió làm mát nhà xưởng tự nhiên sẽ diễn ra liên tục. Nhờ đó, chúng đảm bảo cho không gian làm việc sạch sẽ, an toàn. Đồng thời góp phần giúp tăng năng suất lao động, bảo quản hàng hóa và máy móc hiệu quả, tránh các sự cố như hỏng hóc, cháy nổ…
3. Ưu và nhược điểm của thông gió tự nhiên cho nhà xưởng
Phương pháp thông gió tự nhiên nhà xưởng cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Cụ thể như sau:
3.1 Ưu điểm
- Không sử dụng điện năng trong quá trình vận hành hệ thống, không tốn nhiều năng lượng nên tiết kiệm được chi phí vận hành chỉ bằng 1/10 so với sử dụng điều hòa không khí.
- Chi phí đầu tư hệ thống thấp do không sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại.
- Chi phí lắp đặt thấp, dễ sử dụng.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Giúp lưu thông không khí bên trong nhà xưởng một cách tuần hoàn, tạo sự thông thoáng tuyệt đối.
- Phù hợp để áp dụng cho mọi không gian, mọi lĩnh vực khác nhau như: nhà máy may, nhà máy in, xưởng dệt, xưởng gỗ, vật liệu xây dựng, xưởng sắt thép, nhà ở, hay các khu công
3.2 Nhược điểm
- Hiệu suất truyền gió không cao.
- Bị ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên.
4. Nguyên lý hoạt động hệ thống thông gió tự nhiên
Hệ thống gió tự nhiên sẽ hoạt động bằng cách trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường thì cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong, dòng gió tạo nên.
Đồng thời, không khí trong nhà xưởng được đối lưu theo quy tắc khí nóng giãn nở sẽ nhẹ hơn và bay lên trên. Song song với đó thì không khí lạnh nặng hơn bay vào phía dưới thế chỗ. Ngoài ra, không khí lạnh hơn thường là không khí ngoài trời, còn không khí trong xưởng nóng hơn. Do đó, nó hấp thụ nhiệt từ rất nhiều nơi như khung nhà thép tiền chế, nhiệt con người và máy móc tỏa ra và ít được đối lưu.
5. Cách lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng
- Để quá trình thông gió và làm mát nhà xưởng tự nhiên đạt hiệu quả nhất thì cần bố trí lam gió lấy gió và thải gió đối xứng nhau. Đồng thời phải tính toán lưu lượng thật hợp lý.
- Lam gió phải bố trí hợp lý với tường và cũng phải che được mưa. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng quả cầu thông gió nhà xưởng gắn trên mái nhằm tăng cường đối lưu không khí.
- Cửa lấy không khí ngoài xưởng phải được lắp lưới chắn rác, chắn chuột bọ. Điều này sẽ giúp quá trình vận hành hệ thống thông gió tự nhiên không xảy ra hư hỏng.
- Phụ kiện của hệ thống thông gió tự nhiên cần lắp đặt ở vị trí thuận tiện thao tác nhất.
- Khi lắp đặt, mép của cửa lấy không khí ngoài cho hệ thống thông gió cơ khí hoặc hệ thống điều hòa không khí phải nằm ở độ cao ≥ 2 m kể từ mặt đất và ≥ 3 m với các vùng có gió mạnh mang theo nhiều cát, bụi.
- Nơi lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng phải kiên cố, chắc chắn. Từ đó, đảm bảo không bị rung lắc trong quá trình làm việc.
- Mở nhiều cửa sổ trao đổi không khí, xây dựng giếng trời để không khí được lưu thông.
6. Các thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên trong nhà xưởng phổ biến nhất
Dưới đây sẽ là những phương pháp thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng
6.1 Hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng
Đây được xem là hệ thống thông gió nhà xưởng đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất. Các đơn vị thi công không cần phải lắp đặt thiết bị thông gió, mà tạo gió từ việc thiết kế nhà xưởng phù hợp.
6.2 Hệ thống thông gió tự nhiên cơ khí sử dụng kênh dẫn gió
Với phương pháp này thì cần sử dụng các đường ống kết hợp với quạt hút. Theo đó, hệ thống thông gió nhà xưởng này sẽ hút khí tươi từ bên ngoài vào từng vị trí nhà xưởng một cách hiệu quả. Từ đó, giúp bầu không khí bên trong trở nên thoáng đãng, mát mẻ, trong lành hơn.
Đặc biệt, với thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên cơ khí sử dụng kênh dẫn gió có ưu điểm là lấy được không khí trong lành tùy ý ở mọi thời điểm.
6.3 Hệ thống thông gió nhà xưởng cơ khí không sử dụng kênh dẫn gió
Hệ thống thông gió này sẽ đặt quạt hút trên tường và đối diện là lam gió có lưới lọc bụi với mục đích để lấy gió bên ngoài vào. Khi quạt hút công nghiệp hoạt động thì với sự chênh áp bên trong xưởng, gió tươi bên ngoài sẽ tràn vào thay thế và khí thải sẽ được đẩy hết ra ngoài.
6.4 Hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng kết hợp làm mát nhà xưởng
Hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng kết hợp làm mát nhà xưởng được đang được áp dụng rất rộng rãi hiện nay. Lý do là bởi phương pháp này không chỉ giúp không khí lưu thông hiệu quả, mà còn tạo ra không gian mát mẻ, thoải mái và tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ chỉ bằng 1/10 so với sử dụng hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng cũng rất thấp.
Với hệ thống thông gió tự nhiên kết hợp làm mát nhà xưởng thì các đơn vị thi công sẽ lắp đặt quạt làm mát chuyên dụng có công năng thổi thẳng không khí vào trong nhà xưởng.
Xem thêm: Hệ thống thông gió làm mát
Trên đây chính là những thông tin về thông gió tự nhiên nhà xưởng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang cần tìm đơn vị tư vấn các giải pháp thông gió, làm mát hiệu quả cho nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà, công trình của mình thì hãy liên hệ ngay tới GTECO theo hotline: 0966.075.988 nhé!