0966 105 006

Tìm Hiểu Hệ Thống Băng Tải Trong Công Nghiệp Chất Lượng Cao

Để có thể vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, vật liệu trong các nhà máy, nhà xưởng, khu sản xuất, nhà kho,… thì nhu cầu sử dụng các thiết bị băng tải ngày càng gia tăng. Vậy hệ thống băng tải trong công nghiệp có đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại như thế nào? Tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Hệ thống băng tải là gì?

Hiểu đơn giản thì hệ thống băng tải trong công nghiệp chính là hệ thống thiết bị xử lý vật liệu cơ khí có chức năng di chuyển vật tư, hàng hóa, sản phẩm,.. từ vị trí này đến vị trí khác, từ nơi này tới nơi khác trong 1 đường dẫn đã xác định trước.

Hệ thống băng tải là gì?
Hệ thống băng tải là gì?

Hệ thống băng tải sử dụng nhiều loại băng tải khác nhau và chúng đặc biệt hữu ích khi ứng dụng liên quan tới việc vận chuyển từ các vật liệu nhẹ đến vật liệu nặng thậm chí cồng kềnh. Hệ thống băng tải cũng cho phép khả năng vận chuyển hiệu quả và nhanh chóng đối với nhiều loại vật liệu khác nhau.

Đồng thời, việc sử dụng hệ thống băng chuyền trong công nghiệp chính là giải pháp để giảm thiểu các nguy cơ chấn thương cho người lao động như: chấn thương đầu gối, chấn thương lưng, vai hay các chấn thương chỉnh hình khác,…bao gồm cả những phát sinh liên quan đến an toàn tính mạng con người.

Phân loại băng tải công nghiệp

Nói tới hệ thống băng tải trong công nghiệp thì bao gồm rất nhiều loại băng tải có hình dạng, chức năng cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:

  • Băng tải cao su: Có khả năng chịu nhiệt và sức tải lớn, khả năng chống ăn mòn cao.
  • Băng tải PVK: Có khả năng vận chuyển các hàng hóa tải trọng lớn.
  • Băng tải xích: Khá tốt và phù hợp khi ứng dụng tải dạng chai hay các sản phẩm cần độ vững chắc.
  • Băng tải sấy: Vừa có chức năng vận chuyển lại vừa có thể sấy khô vật liệu trong buồng sấy.
  • Băng tải con lăn: Bao gồm các loại băng tải con lăn nhựa PVC, băng tải con lăn nhựa, băng tải con lăn truyền động bằng motor, băng tải con lăn thép mạ kẽm.
  • Băng tải PVC, PU: Có khả năng tải nhẹ và khá thông dụng vì giá thành phải chăng.
  • Băng tải đứng: Sử dụng để vận chuyển hàng hóa theo phương hướng lên thẳng đứng. 
  • Băng tải cong: Phù hợp để chuyển hướng sản phẩm 30 – 180 độ. Từ đó, giúp tiết kiệm không gian cho nhà máy, nhà xưởng
  • Băng tải kết hợp bàn thao tác: Được ứng dụng nhiều trong dây chuyền lắp ráp.
  • Băng tải linh hoạt: Có thể dễ dàng thay đổi hình dạng và chiều dài băng tải tùy theo không gian của nhà xưởng, nhà máy.
Phân loại băng tải công nghiệp
Phân loại băng tải công nghiệp

Cần phải lựa chọn loại băng tải có chức năng phù hợp với mục đích sử dụng để có thể phát huy được tốt nhất hiệu quả của sản phẩm cũng như tiết kiệm chi phí tối đa.

Cấu tạo của hệ thống băng tải trong công nghiệp

Mặc dù có khá nhiều loại băng tải với kết cấu khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo chung của hệ thống băng tải trong công nghiệp sẽ bao gồm các bộ phận chính là:

  • Khung băng tải: Bộ phận này thường được sản xuất từ thép sơn tĩnh điện, nhôm định hình hoặc inox.
  • Dây băng tải: Đa phần sẽ là các loại dây băng PVC có độ dày 2mm và 3mm hoặc dây băng PU có độ dày 1.5mm, dây PVK, xích nhựa, xích lưới,..
  • Động cơ chuyền động: Hiện nay có 2 loại động cơ băng tải phổ biến nhất là: Động cơ liền hộp giảm tốc với dải công suất từ 6W – 200W; Động cơ và hộp giảm tốc tách rời có dải công suất thường từ 0.2 KW – 3.7 KW.
  • Bộ điều khiển băng chuyền: Bao gồm biến tần, timer, sensor, PLC,…
  • Cơ cấu truyền động: Bao gồm con lăn đỡ, rulo kéo, puly dây đai, nhông xích,..
  • Hệ thống bàn thao tác trên băng chuyền: Bộ phận này thường làm từ thép, gỗ hoặc inox trên bề mặt dán thảm cao su chống tĩnh điện.
  • Hệ thống đường khí nén và đường điện: Hệ thống này sẽ có ổ cắm để giúp lấy điện cho các máy sử dụng trên băng chuyền.
  • Đường điện chiếu sáng: Mục đích là để công nhân thao tác lắp ráp dễ dàng hơn.
Cấu tạo của hệ thống băng tải trong công nghiệp
Cấu tạo của hệ thống băng tải trong công nghiệp

Nguyên lý hoạt động của hệ thống băng tải

Trong công nghiệp thì hệ thống băng tải thường hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản nhưng cũng rất chặt chẽ như sau:

  • Khi động cơ truyền chuyển động vào rulo chủ động quay thì sẽ làm cho dây băng tải chuyển động. Điều này là nhờ lực ma sát giữa rulo với dây băng tải chuyền.
  • Thông thường để có thể tạo ra lực ma sát giữa dây băng tải với rulo thì trong trường hợp băng tải bị trùng thì cần điều chỉnh rulo bị động để đảm bảo dây băng tải được căng ra.
  • Lúc này khi dây băng tải căng sẽ tạo lực ma sát giữa chúng với rulo chủ động và khiến băng tải chuyển động tịnh tiến.
  • Khi đặt các vật liệu, sản phẩm xuống bề mặt dây băng tải thì chúng sẽ di chuyển được nhờ vào chuyển động của băng tải.
  • Để có thể tránh cho băng tải bị võng thì có thể sử dụng các con lăn đỡ được đặt ở phía dưới của bề mặt băng tải. Đây cũng là cách để giúp làm giảm đi lực ma sát trên đường đi của băng tải.

Ưu và nhược điểm của hệ thống băng tải

Các hệ thống băng tải trong công nghiệp cũng có những ưu và nhược điểm riêng để khách hàng đánh giá cũng như cân nhắc việc sử dụng chúng.

Ưu điểm của hệ thống băng tải trong công nghiệp

  • Hệ thống băng tải sở hữu cấu tạo đơn giản
  • Độ bền bỉ, tuổi thọ cao
  • Có thể vận chuyển vật liệu, sản phẩm theo hướng nằm nghiêng, nằm ngang, thẳng đứng hoặc thậm chí kết hợp được cả 3 với khoảng cách lớn.
  • Chạy êm ái và không phát ra tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng xung quanh
  • Năng suất tiêu hao nhỏ.
  • Vận chuyển được cả những hàng rời như đá dăm, cát, than,…
Ưu và nhược điểm của hệ thống băng tải
Ưu và nhược điểm của hệ thống băng tải

Nhược điểm

  • Nên chạy băng tải với tốc độ trung bình nếu muốn tăng tuổi thọ của chúng.
  • Độ nghiêng của băng tải không quá lớn.
  • Không vận chuyển được vật liệu theo hướng cong. Nếu muốn thì cần bố trí thêm khung băng và động cơ để đổi hướng.

Ứng dụng của hệ thống băng tải trong công nghiệp

Hiện nay nhu cầu sử dụng các hệ thống băng tải trong công nghiệp đặc biệt là hoạt động sản xuất, thi công, kinh doanh,.. ngày càng trở nên phổ biến hơn. 

  • Sử dụng băng tải trong các ngành: Sản xuất ô tô, lắp ráp, chế tạo,…
  • Sử dụng hệ thống băng tải trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, hóa chất, bao bì, may mặc, in ấn,…
  • Sử dụng để vận chuyển các hàng hóa ở dạng bao hay hộp carton để lên xe ô tô và container.
  • Sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ tầng 1 lên các tầng khác của nhà máy.
  • Sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ kho này sang kho khác.
  • Sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác trong nhà máy
Ứng dụng của hệ thống băng tải trong công nghiệp
Ứng dụng của hệ thống băng tải trong công nghiệp

Có thể nói, dễ dàng để lắp đặt băng tải ở bất cứ nơi nào, địa hình nào mà vẫn đảm bảo chúng hoạt động trơn tru. Việc dùng hệ thống băng tải trong công nghiệp sẽ vừa làm gia tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị đó vừa giảm thiểu tai nạn lao động và tiết kiệm chi phí nhân công.

Các lỗi thường gặp khi chạy hệ thống băng tải

Khi vận hành các hệ thống băng tải thì chúng ta có thể gặp phải các lỗi phát sinh cơ bản như:

  • Lỗi động cơ không kéo băng chuyển động được
  • Lỗi băng tải bị chạy lệch
  • Và 1 số lỗi khác

Đơn vị cung cấp hệ thống băng tải trong công nghiệp

Công ty Cổ phần Công nghệ và Thiết bị Toàn Cầu (GTECO) là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, sản xuất và lắp đặt các hệ thống băng tải, gầu tải, vít tải,…

Chúng tôi đã thực hiện hàng trăm dự án thực tế trên toàn quốc với đa dạng các loại băng tải được cung cấp. Quý khách sẽ được tư vấn loại hình băng tải phù hợp và tối ưu nhất đối với hoạt động sản xuất của đơn vị mình. 

Chưa kể, chọn băng tải của GTECO bạn còn được đảm bảo về chất lượng, giá thành cùng chính sách bảo hành tốt nhất thị trường. Vậy còn chần chừ gì, liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang quan tâm tới hệ thống băng tải trong công nghiệp nhé!