Bên cạnh các giải pháp thông gió cưỡng bức thì hiện nay rất nhiều nhà xưởng, nhà máy vẫn sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên. Vậy có những giải pháp thông gió tự nhiên nào? Đặc điểm cũng như nguyên lý hoạt động của chúng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục Lục
- Các khái niệm liên quan đến hệ thống thông gió tự nhiên
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió tự nhiên
- Các hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng phổ biến
- Ứng dụng của hệ thống thông gió tự nhiên
- Nên sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên trong trường hợp nào?
- Quy trình lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng
- Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà xưởng
Các khái niệm liên quan đến hệ thống thông gió tự nhiên
Để hiểu được về hệ thống thông gió tự nhiên thì chúng ta cần nắm rõ thế nào là thông gió? Thế nào là thông gió tự nhiên?
Thông gió là gì?
Thông gió (chữ V trong HVAC, hệ thống điều hòa không khí) là quá trình làm thay đổi không khí trong bất cứ không gian nào. Thông gió nhằm mục đích tạo ra và cung cấp không khí có chất lượng cao, kiểm soát được nhiệt độ, loại bỏ hơi ẩm, mùi khó chịu,… từ đó môi trường được đảm bảo luôn thông thoáng, dễ chịu.
Thông gió tự nhiên là gì?
Thông gió tự nhiên được biết tới là phương pháp giúp cho không khí ở bên ngoài được lưu thông vào bên trong không gian 1 cách tự nhiên mà không hải sử dụng các thiết bị cơ khí hỗ trợ như: quạt,..

Hệ thống thông gió tự nhiên là gì?
Hệ thống thông gió tự nhiên hay còn gọi là hệ thống thông gió thụ động. Hệ thống này áp dụng sự chuyển động của luồng không khí bên ngoài và sự chênh lệch áp suất giữa các luồng không khí để nhằm mục đích làm mát cũng như đảm bảo sự thông thoáng cho không gian 1 cách thụ động.
Hệ thống thông gió tự nhiên không sử dụng các thiết bị, máy móc như quạt hay điều hòa,…Từ đó, chúng giúp tiết kiệm năng lượng 1 cách hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió tự nhiên
Các hệ thống thông gió tự nhiên hoạt động theo nguyên lý cũng vô cùng đơn giản như sau:
- Nguyên lý thông gió tự nhiên từ áp lực nhiệt: Còn gọi là đối lưu không khí. Đây chính là nguyên lý thông gió tự nhiên cơ bản và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Thông qua sự chênh lệch áp suất không khí ở bên trong và bên ngoài môi trường sẽ tạo ra sự đối lưu không khí. Lúc này, nhiệt độ cao sẽ khiến cho không khí giãn nở, nhẹ hơn và có thể bay lên cao để tạo nên 1 vùng khí áp thấp.
- Nguyên lý thông gió tự nhiên dựa vào áp lực gió: Nguyên lý này sẽ tính toán hướng gió cũng như áp dụng lực nhiệt để có thể tạo ra tốc độ gió khoảng 0.3m/s. Nguyên lý này thường sẽ phụ thuộc vào hệ thống cửa hút và thoát gió tại công trình. Nếu cửa hút và cửa thoát gió ngang nhau thì lưu lượng, tốc độ gió ở mức trung bình. Nếu cửa thoát gió có diện tích lớn hơn và ở vị trí cao hơn cửa hút thì sẽ cho tốc độ và lưu lượng gió lớn hơn.
- Nguyên lý thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào: Chắc chắn rằng, nếu thường xuyên mở cửa sổ và cửa ra vào thì sẽ là cách để không gian trở nên mát mẻ, trong lành, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nguyên lý này sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

Các hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng phổ biến
Hiện nay, tại các nhà máy, nhà xưởng thì những hệ thống, giải pháp thông gió tự nhiên được áp dụng phổ biến là:
Hệ thống thông gió tự nhiên cơ bản
Đây là giải pháp cho phép gió có thể đi vào nhà xưởng, nhà máy, công trình thông qua những khe gió, đồng thời thoát ra bằng lối thông gió hoặc đường giếng trời. Thường áp dụng đối với các nhà xưởng, nhà máy có ít máy móc và con người hoạt động.
Ưu điểm
- Dễ xây dựng hệ thống
- Không tốn kém chi phí để đưa gió vào nhà xưởng
- Tiết kiệm được tối đa chi phí đầu tư
Nhược điểm
- Hệ thống thông gió tự nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện gió tự nhiên và không thể điều chỉnh hoặc tiết giảm được.
- Vào những ngày ít gió thì cần phải có thêm những thiết bị phụ trợ như quạt hay điều hòa,.. Nên phương pháp này được gọi là hệ thống thông gió “không có tổ chức”.
Hệ thống thông gió tự nhiên không sử dụng kênh dẫn
Trong hệ thống thông gió tự nhiên này thì quạt hút đặt trên tường sẽ được được sử dụng để hút gió từ trong nhà máy, nhà xưởng ra bên ngoài nhằm tạo sự chênh lệch áp suất khí. Nhờ vậy, không khí tươi mát sẽ đi qua phần lam gió có lưới lọc ở bên tường đối diện vào nhà xưởng.
Ưu điểm:
- Có thể chủ động trong việc tạo ra luồng gió tự nhiên cho không gian
- Lợi ích đem lại sẽ tương ứng với mức chi phí bỏ ra
Nhược điểm
- Đòi hỏi đơn vị thiết kế cũng như triển khai hệ thống phải có kinh nghiệm. Điều này nhằm tránh gây lãng phí nếu như hệ thống được thiết kế không phù hợp với quy mô nhà xưởng.

Hệ thống thông gió tự nhiên sử dụng kênh dẫn
Hệ thống thông gió tự nhiên sử dụng kênh dẫn sẽ đảm bảo cung cấp không khí từ bên ngoài môi trường đã đi qua hệ thống lọc và làm mát trong kênh dẫn. Tiếp đó, không khí sẽ đưa đến các vị trí cần thiết. Đồng thời, khi đưa không khí ra bên ngoài thì phần không khí nóng và ô nhiễm bên trong nhà xưởng, nhà máy sẽ được đẩy ra bên ngoài để từ đó, đảm bảo môi trường được thông thoáng hơn.
Ưu điểm
- Bảo vệ môi trường tốt
- Có khả năng thông gió và khử mùi
- Tiết kiệm điện năng tối đa
Nhược điểm
- Cần tính toán chi tiết để hệ thống có thể mang lại hiệu quả cao nhất
- Đơn vị triển khai cần phải có nhiều kinh nghiệm
Hệ thống thông gió tự nhiên kết hợp làm mát
Hiện nay hệ thống thông gió tự nhiên kết hợp làm mát này đang được ứng dụng phổ biến tại các nhà xưởng, nhà máy. Đây là sự kết giữa giải pháp thông gió tự nhiên với điều hòa không khí để làm mát không gian.
Ưu điểm
- Luôn đảm bảo tạo ra luồng gió mới và lưu thông không khí thường xuyên trong nhà xưởng, nhà máy.
- Ít phụ thuộc vào các thiết bị phụ trợ
- Kinh phí đầu tư có thể chênh lệch, tuy nhiên so với lợi ích đạt được thì tương xứng.
Nhược điểm
- Cần đơn vị có nhiều kinh nghiệm thiết kế và thi công để phù hợp với địa hình cũng như quy mô nhà xưởng.
Ứng dụng của hệ thống thông gió tự nhiên
Hiện nay, các hệ thống thông gió tự nhiên cũng được áp dụng trong nhiều mô hình đời sống và sản xuất. Cụ thể:
- Nhà ở: Hệ thống thông gió chính của các công trình nhà ở là cửa sổ, cửa chính và giếng trời. Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm hệ thống quạt, điều hoà nhằm mục đích làm mát và thông gió hiệu quả hơn.
- Nhà xưởng, nhà máy: Ngoài thông gió tự nhiên thì tại các nhà xưởng, nhà máy đều cần tới sự hỗ trợ của các thiết bị thông gió khác như: quạt thông gió, máy hút gió hay điều hòa,..
- Trang trại chăn nuôi: Ngoài thông gió tự nhiên thì các trang trại chăn nuôi thường kết hợp hệ thống quạt thông gió để cân bằng nhiệt độ, độ ẩm, lưu chuyển không khí, hút mùi,.. Từ đó, đảm bảo sức khỏe của vật nuôi cũng như năng suất kinh tế.

Nên sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên trong trường hợp nào?
Thực tế, trong các công trình hiện nay thì không phải lúc nào cũng có thể áp dụng hoặc nên áp dụng các hệ thống thông gió tự nhiên. Thay vào đó, đôi khi phải sử dụng các giải pháp thông gió cưỡng bức. Tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế, thi công của căn nhà, của công trình để xem xét có thể sử dụng giải pháp thông gió tự nhiên hay không.

Đối với các tòa nhà cao tầng, các tòa building lớn, các nhà máy, nhà xưởng có diện tích lớn, có nhiều máy móc và con người hoạt động liên tục thì nên sử dụng các giải pháp thông gió cưỡng bức. Bởi, lúc này không có hệ thống thông gió tự nhiên có thể đáp ứng được nhu cầu thông gió, làm mát cho toàn bộ không gian lớn.
Do đó, việc sử dụng phương pháp thông gió cưỡng bức, sử dụng các loại quạt công nghiệp hút gió cỡ lớn như: quạt ly tâm, quạt hướng trục,..
Quy trình lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng
Thông thường trước khi xây nhà xưởng thì đã phải thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên. Còn khi xưởng đi vào hoạt động thì sẽ dần hoàn thiện hệ thống này. Trường hợp chưa có hệ thống thông gió thì cần phải đầu tư lắp đặt bổ sung để đảm bảo môi trường luôn có bầu không khí tốt nhất.
Quy trình thi công hệ thống thông gió bao gồm các bước:
- Tiến hành khảo sát thực trạng của nhà xưởng, công trình để có thể tư vấn lắp đặt cho khách hàng.
- Đưa ra phương án thi công kèm theo bản vẽ phác thảo.
- Báo giá dịch vụ, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Tiến hành thi công lắp đặt hệ thống thông gió.

Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà xưởng
Để có thể đảm bảo khi hệ thống thông gió trong nhà xưởng được thiết kế, lắp đặt và đi vào hoạt động đạt được hiệu quả cao thì cần phải chú ý tới:
- Lưu ý về vị trí lắp đặt, số lượng quạt và công suất quạt: Khi lắp đặt quạt thông gió phải tránh đặt ở những vị trí cao ngang đầu hoặc nơi có nhiều người qua lại. Bởi áp lực hút gió của quạt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nên đặt quạt ở các vị trí cao và ít người đi lại để tối ưu không gian tốt nhất.
- Lưu ý chọn hệ thống thông gió phù hợp với đặc điểm khí hậu, nhiệt độ của nhà xưởng: Nếu nhà xưởng, nhà máy xây dựng ở vị trí quang đãng, thoáng mát thì nên chọn sản phẩm quạt hút, quạt thông gió.
- Lưu ý lựa chọn đơn vị, đội ngũ thi công có kinh nghiệm: Việc lắp đặt các hệ thống thông gió phải được lên kế hoạch chi tiết, cẩn thận và tính toán chính xác. Điều này sẽ đảm bảo sự phù hợp cũng như hiệu quả thông gió cao nhất. Đặc biệt, nên ưu tiên chọn đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm.
Trên đây chính là thông tin về hệ thống thông gió tự nhiên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp thông gió, các sản phẩm quạt thông gió, hệ thống thông gió tối ưu và hiệu quả nhất cho công trình của mình thì hãy liên hệ ngay với GTECO theo hotline: 0966.075.988 để được tư vấn, hỗ trợ nhé!