➣ Ở hầu hết các tòa nhà cao tầng hiện nay đều có lắp đặt, thiết kế tăng áp cầu thang. Thế nhưng, lý sao tại sao phải có hệ thống tăng áp này? Nguyên lý hoạt động và các tiêu chí, thông số thiết kế chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau đây.

Mục Lục
1. Tăng áp cầu thang là gì?
➣ Hệ thống tăng áp cầu thang hay còn gọi là hệ thống điều áp cầu thang. Đây là hệ thống điều tiết áp suất không khí tại cầu thang và hành lang khi xảy ra hỏa hoạn. Hệ thống này là bắt buộc phải có tại các tòa nhà cao tầng.
➣ Hay hiểu đơn giản thì cầu thang được xây bên trong tường bao của tòa nhà và không tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài trời. Do đó, cần tạo ra hệ thống để đảm bảo cho cầu thang có áp suất dương (là áp suất cao hơn so với áp suất bên ngoài cầu thang) thì gọi là tăng áp cầu thang.
2. Vì sao phải thiết kế tăng áp cầu thang?
➣ Thông thường khi xảy ra hỏa hoạn, khói sẽ theo từ hành lang rồi bay vào trong thang bộ. Từ đó, gây ngạt cho con người trong quá trình thoát hiểm. Việc thiết kế tăng áp là rất cần thiết để bảo vệ tính mạng con người và tài sản trong các trường hợp tòa nhà có cháy này.
2.1 Mục đích thiết kế tăng áp
➣ Thực tế, mục tiêu chính của việc thiết kế tăng áp thang chính là giữ cho khói và khí độc cách xa lối thoát hiểm. Từ đó, đảm bảo cho người trong vùng cháy có thể thoát ra ngoài hoặc tìm được nơi trú ẩn an toàn. Cụ thể, tăng áp cầu thang giúp:
- An toàn cho con người: Tính mạng con người sẽ được bảo vệ trong các trường hợp có hỏa hoạn bằng những lối thoát hiểm hay nơi ẩn nấp tạm thời đã được điều áp.
- Chống lửa: Trục thang máy hay cầu thang bộ cần duy trì chênh áp. Điều này sẽ giúp ngăn cản việc xâm nhập của khói từ tầng bị cháy và phát huy tối đa các thao tác chống lửa.
- Bảo vệ tài sản: Tăng áp cầu thang sẽ giúp bảo vệ tài sản. Đặc biệt là các thiết bị có giá trị, các phương tiện xử lý dữ liệu hay các thiết bị đặc biệt nhạy cảm khi có khói.
2.2 Nguyên lý hoạt động của tăng áp cầu thang
➣ Hệ thống tăng áp cầu thang sẽ bao gồm có: quạt điều áp, đường ống dẫn gió, các cửa cấp, van đóng mở, cảm biến, hệ thống chữa cháy tự động. Tất cả các thành phần này sẽ được tích hợp và điều khiển thống nhất bởi hệ thống quản lý trung tâm BMS (Building management system).
➣ Trong đó, hệ thống cảm biến và hệ thống BMS là 2 thành phần quan trọng nhất. Đặc biệt, quạt điều áp được coi là “trái tim” của tăng áp cầu thang.
➣ Theo đó, khi có hỏa hoạn xảy ra thì hệ thống điều áp cầu thang sẽ phải tự động hoạt động. Đầu tiên nhờ quạt điều áp mà không khí từ bên ngoài tòa nhà sẽ được đẩy vào bên trong cầu thang thoát hiểm. Từ đó, tạo ra một lượng khí có áp suất và tốc độ lưu thông cao hơn khu vực hành lang và nơi phát sinh nguồn nhiệt. Đồng thời, luồng áp suất này theo yêu cầu kỹ thuật phải có độ lớn từ 20 Pa – 50 Pa. Cũng nhờ luồng không khí áp suất cao thì lửa sẽ không bị cháy lan, khói/khí độc sẽ không xâm lấn vào khu vực cầu thang thoát hiểm.
3. Công thức tính toán tăng áp cầu thang
➣ Có 2 công thức tính toán lưu lượng gió cấp cho cầu thang như sau:


3.1 Các tiêu chuẩn thiết kế tăng áp cầu thang
➣ Các tiêu chuẩn cần áp dụng khi thiết kế tăng áp là:
- Tiêu chuẩn Singapore Cp13
- Tiêu chuẩn Việt Nam 5687-2010
- Tiêu chuẩn BS EN 12101-6:2005
- ……vv
3.2 Các thông số để thiết kế tăng áp cầu thang
➣ Mặc dù có rất nhiều tiêu chuẩn dành cho việc thiết kế tăng áp thang. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chuẩn này cũng gần như giống nhau và đều phải dựa vào các thông số sau để tính toán :
- Nhà có bao nhiêu tầng ?
- Chiều cao mỗi tầng bao nhiêu ?
- Diện tích 1 sàn của tầng điển hình?
- Kích thước hố thang?
- Hệ số rò lọt không khí qua tường toàn nhà và qua tường hố thang?
- Diện tích các khe hở của cửa (1 tầng)?
- Nhiệt độ không khí bên ngoài trời cạnh hố thang?
- Nhiệt độ trong hố thang?
- Chênh lệch áp suất tối đa khi tất cả các cửa đóng?
Tìm hiểu thêm: Giải pháp thông gió cho nhà cao tầng
4. Cách thiết kế tăng áp cầu thang
➣ Nếu đã có đầy đủ các thông số thì bắt đầu thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang.
- Đầu tiên là vẽ sơ đồ nguyên lý trước bằng cách đặt quạt trên tầng thượng. Đồng thời ở đầu lấy gió tươi của quạt thì đặt một van chống khói vào đó. Khi nào có khói thì chúng sẽ tự ngắt (phòng các trường hợp khói từ tầng dưới bay lên hút vào quạt xong thổi vào buồng cầu thang).

- Bộ điều khiển được kết nối với trung tâm báo cháy và công tắc (có thể bật tắt tự động và bật tắt bằng tay). Trước mỗi lối vào thang thoát hiểm sẽ có một nút đỏ để bấm khi có cháy. Đây chính là nút khởi động của hệ thống tăng áp cầu thang. Mỗi tầng thì nên cho từ 1 – 2 cửa gió vào.
- Khi sơ đồ nguyên lý hệ thống tăng áp cầu thang đã hoàn chỉnh thì bắt đầu đi tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế.
Xem các sản phẩm: Quạt tăng áp cầu thang GTECO
5. Đơn vị cung cấp quạt tăng áp cầu thang uy tín
➣ Quạt tăng áp chính là “trái tim” của hệ thống tăng áp cầu thang. Hiểu được điều này, GTECO đã không ngừng đầu tư và phát triển, sản xuất để cung cấp tới khách hàng các sản phẩm quạt tăng áp cầu thang chất lượng nhất với giá thành cạnh tranh nhất.
➣ Đặc biệt khi mua quạt tăng áp của GTECO, khách hàng còn có thể tuyệt đối yên tâm bởi chế độ bảo hành, bảo trì dài hạn của chúng tôi. Đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao và tận tâm sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ quý khách lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
➣ Trên đây chính là những thông tin chi tiết về thiết kế tăng áp cầu thang mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ cho chúng tôi ngay để được tư vấn 24/7 nhé!