Bếp ăn cũng là một trong những khu vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các khu công nghiệp, nhà máy, xưởng, các khách sạn, nhà hàng, công trình lớn,… Do đó, để có được một khu bếp đạt chuẩn, bạn cần biết các nguyên tắc thiết kế bếp ăn công nghiệp sau.

1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống bếp ăn công nghiệp
Có thể nói, nguyên tắc quan trọng và then chốt nhất trong quá trình thiết kế hệ thống bếp ăn công nghiệp chính là thiết kế theo quy trình bếp một chiều. Như vậy, vừa đảm bảo sự lưu thông một chiều của thực phẩm lại vừa tránh được sự chồng chéo trong các khâu nấu nướng. Đồng thời nguyên tắc này cũng giúp tiết kiệm tối đa thời gian và hạn chế sự va chạm giữa các thực phẩm sống chín trong bếp nhằm đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm cần thiết.
Không chỉ vậy, việc xây dựng hệ thống bếp ăn công nghiệp, tập thể trong các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp,.. luôn đòi hỏi tính khoa học. Phải làm sao bố trí các thiết bị nhà bếp hợp lý qua đó tiết kiệm được không gian, chi phí lại thuận tiện cho việc sử dụng cũng như thi công nhanh nhất để sớm đưa hệ thống bếp đi vào hoạt động.
2. Sơ đồ nguyên lý thiết kế hệ thống bếp công nghiệp một chiều
Sơ đồ này sẽ bao gồm 7 yếu tố (quy trình) cơ bản để thiết kế một nhà bếp công nghiệp khoa học và chuyên nghiệp.
- Thực phẩm được nhập từ sáng sớm thì sẽ được trữ vào các tủ lạnh bảo quản và giá ở khu kho.
- Trước khi nấu thực phẩm được lấy ra sơ chế ở khu sơ chế
- Sau khi sơ chế, thực phẩm được đưa ra khu chờ nấu để chuẩn bị chế biến
- Các món nguội như rau, salad được chế biến ở khu bếp nguội.
- Thực phẩm nấu xong sẽ được bày biện và sẵn sàng chia theo khẩu phần ăn cho công nhân, người lao động
- Bát đĩa đựng các món ăn sau khi phục vụ khách sẽ được đưa vào khu rửa.
- Bát đĩa sau khi rửa sẽ được bảo quản trong các tủ sấy bát đĩa và giá để bát đĩa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Thiết kế hệ thống bếp ăn công nghiệp cho công nhân
Như chúng ta đã biết, bếp ăn công nghiệp chính là khu vực chế biến thức ăn với số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn. Chúng nhằm phục vụ cho người sử dụng thức ăn ở các khu vực như: nhà hàng, quán ăn, căng tin tại nhà máy, xí nghiệp, trường học,..
Các thiết bị của bếp ăn công nghiệp là trợ thủ đắc lực để góp phần đáp ứng nhu cầu thưởng thức các món khác nhau của con người một cách nhanh chóng. Thông thường, những thiết bị này sẽ được tối ưu hóa thời gian chế biến đồ ăn cho thực khách những bữa ăn ngon miệng, hợp khẩu vị.
Các khu chức năng chính cần có trong thiết kế khu bếp cho công nhân sẽ bao gồm:
- Khu kho: Dùng để dự trữ và bảo quản thực phẩm
- Khu sơ chế thô và rửa: Dùng để sơ chế thực phẩm trước khi nấu
- Khu sơ chế tinh và rửa: Sơ chế thực phẩm trước khi nấu
- Khu bếp nấu: Là khu vực nấu chín thức ăn như thịt, rau,..
- Khu soạn chia ra đồ: Khu vực phân chia thức ăn đã được nấu chín thành các suất ăn theo đĩa, khay,.. Đồng thời đây cũng sẽ là nơi tiếp nhận và trả các suất ăn theo yêu cầu của cán bộ công nhân viên.
Thực tế thì các khu chức năng chính thuộc hệ thống bếp ăn công nghiệp sẽ được thiết kế theo 1 vòng khép kín từ khi nhập thực phẩm sống đến khi thực phẩm chín đến tay cán bộ công nhân viên. Như vậy, có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối trong khu bếp nấu.
Ngoài ra, các thiết bị trong khu bếp công nghiệp chủ yếu được làm bằng inox sáng bóng như tủ mát, tủ đông, giá kệ, bàn, chậu rửa. Điều này sẽ giúp việc vệ sinh các đồ đạc, thiết bị này trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời cũng góp phần tạo môi trường làm việc hoàn hảo cho đầu bếp và đảm bảo những món ăn đến tay cán bộ công nhân viên luôn thơm ngon và an toàn.
Dưới đây là chi tiết thiết kế hệ thống bếp ăn công nghiệp để bạn có thể tham khảo và theo dõi như sau:
Khu kho
Khu kho cần được trang bị và đầu tư các thiết bị cần thiết là:
1. Các thiết bị điện lạnh công nghiệp
- Tủ cấp đông 4 cánh công nghiệp: Thường thì thực phẩm như: thịt, cá,.. sẽ được nhập từ sáng sớm và được bảo quản trong tủ đông để sử dụng trong 1 – 2 ngày. Theo đó, nhiệt độ cấp đông của tủ từ -20 – 0 độ C. Nhiệt độ này sẽ đảm bảo thức ăn sống luôn tươi ngon cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tủ mát 4 cánh công nghiệp: Các loại rau, củ sẽ được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2 – 8 độ C. Đây được xem là mức nhiệt độ hoàn hảo để bảo quản thực phẩm luôn được tươi và giữ lại được toàn bộ vitamin trong thực phẩm.
2. Các thiết bị giá kệ inox
- Giá nan inox 4 tầng: Dùng để lưu trữ đồ khô như hành, tỏi, mắm muối, gia vị, dầu ăn …
- Pallet inox: Dùng để xếp các bao gạo, thường sẽ nhập từ 150kg – 200kg để sử dụng trong vòng 1 tuần.
3. Xe nhập thực phẩm 1 tầng
- Đây là loại xe được thiết kế chịu lực tốt, có xương inox tăng cứng cho sàn để hàng. Đồng thời bánh xe chịu lực, 2 bánh cho phanh giúp người dùng có thể dễ dàng điều khiển, thuận tiện trong việc nhập thực phẩm với số lượng lớn.
Khu sơ chế và rửa
Trong khu sơ chế lại được chia ra làm những khu vực sơ chế các loại thực phẩm đặc thù khác nhau ví dụ như: khu vo gạo và rửa rau, khu sơ chế cá, khu sơ chế thịt.
Khu vo gạo và rửa rau
Các thiết bị bếp cần thiết ở khu vực này là:
- Chậu rửa inox 2 hố lớn, kích thước hố 750 x 500 x 300
Việc sử dụng chậu rửa inox có hố lớn sẽ giúp đầu bếp có thể dễ dàng rửa một rổ rau lớn hoặc giá vo gạo lớn. Chưa kể với đặc thù của bếp công nghiệp là cần nấu nhanh phục cho số lượng người ăn lớn tập trung trong một thời điểm nhất định. Vậy nên các thiết bị bếp này đều phải sản xuất theo quy chuẩn công nghiệp đảm bảo việc sử dụng thuận tiện và dễ dàng.
- Bàn sơ chế
Bàn sơ chế của khu bếp công nghiệp thường được sản xuất toàn bộ bằng inox chất lượng cao. Bên cạnh đó, chúng cũng được lót gỗ phía dưới để giúp cho bàn chặt hơn. Đồng thời bàn có xương tăng cứng ở phía dưới nên có thể để được các vật nặng lên trên như thớt gỗ
- Giá treo tường
Sử dụng giá nan với mục đích để úp bát đĩa hay dụng cụ sau khi rửa giúp chúng ráo nước trước khi cất vào vị trí lưu giữ.
- Hệ thống lọc mỡ đi kèm theo chậu rửa
Hệ thống này có tác dụng ngăn rác và mỡ đi trực tiếp vào đường ống thoát nước. Điều này sẽ tránh tình trạng bị tắc đường ống. Có thể nói đây chính là thiết bị vô cùng quan trọng hệ thống bếp công nghiệp và nhất là bếp không có đường rãnh thoát nước.
Khu sơ chế thịt, cá
Khu vực sơ chế cá và thịt được phân thành một khu riêng biệt chứ không sử dụng chung chậu rửa và bàn sơ chế của khu rửa rau, vo gạo. Đây là cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo chất lượng thực phẩm trước khi được nấu chín.
- Chậu rửa inox 2 hố, kích thước hố 500 x 500 x 300
Tương tự như khu vo gạo và rửa rau thì việc sử dụng hố chậu lớn ở khu sơ chế thịt, cá cũng là cách để đầu bếp dễ dàng có thể rửa con cá to hoặc một tảng thịt lớn một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu tạo ra món ăn phục vụ cho nhiều người.
- Bàn sơ chế
Bàn sơ chế ở khu bếp này được làm từ chất liệu inox cao cấp. Bàn cũng được lót gỗ phía dưới để làm bàn chặt và có xương tăng cứng. Chúng ta có thể thoải mái đặt các vật nặng lên trên như nồi, thớt gỗ,..
Thực phẩm sau khi được làm sạch sẽ thì chúng được chuyển sang các bàn sơ chế để thái lát, băm chặt hoặc say nhuyễn. Ngoài ra, để kèm trên bàn sơ chế chính là các thiết bị phục vụ việc sơ chế thực phẩm như máy xay thịt, máy thái lát, máy cưa xương …
- Giá treo tường
Giá treo tường sẽ sử dụng giá nan với mục đích để úp bát đĩa hay dụng cụ sau khi rửa giúp chúng ráo nước trước khi cất vào vị trí lưu giữ.
- Hệ thống lọc mỡ đi kèm theo chậu rửa
Đây là thiết bị có tác dụng ngăn rác và mỡ đi trực tiếp vào đường ống thoát nước. Cũng như việc sử dụng hệ thống này sẽ giúp tránh bị tắc đường ống.
- Bàn chờ nấu
Bàn chờ nấu sẽ được bố trí sau khu sơ chế và trước khu vực bếp nấu. Thông thường mục đích sử dụng của thiết bị này là để tập kết thực phẩm đã được sơ chế.
Thực phẩm để ở khu vực này sẽ được tẩm ướp gia vị theo thực đơn và để chờ đầu bếp đưa sang khu bếp nấu để làm chín.

Khu bếp nấu
Mục đích của khu vực này trong hệ thống bếp ăn công nghiệp chính là để phục vụ việc nấu thức ăn. Trong đó, các thiết bị cần sử dụng là:
- Bếp hầm thấp
Bộ phận này dùng để nấu các món canh hoặc các món cần nấu trong thời gian dài.
- Bếp á dùng để xào, nấu các món chính
Đây là loại bếp có công suất cao sẽ làm chín thức ăn nhanh chóng tiết kiệm thời gian cho đầu bếp.
- Bàn trung gian inox
Dùng để đặt khay gia vị dầu ăn
- Tủ cơm công nghiệp
Tủ cơm công nghiệp là thiết bị có ưu thế vượt trội là có thể nấu được khối lượng gạo nhiều trong một mẻ nấu, tủ cơm kín khít, lượng hơi nhiều khiến cơm chín đều và ngon hơn.
- Nồi ninh nước
Nồi ninh nước dùng để nấu những món dùng đến nước dùng như phở, bún, miến …
- Chụp hút khói
Chụp hút khói được xem là thiết bị có vai trò quan trọng trong việc hút khói và khử mùi cho nhà bếp. Thông thường chụp hút khói có hệ thống đèn chiếu sáng và phin lọc mỡ để đảm bảo mỡ trong khói bếp trước khi đi vào đường ống hút mùi sẽ được phân tách lại tại phin. Đồng thời phần mỡ được tách sẽ chảy vào cốc hứng mỡ cài sẵn trên chụp hút.
- Hệ thống ống hút gió và quạt hút khử mùi
Ống hút mùi và quạt công nghiệp hút mùi là những bộ phận chắc chắn không thể thiếu khi thiết kế hệ thống bếp ăn công nghiệp. Chúng có tác dụng giúp hút khói từ chụp bên trong bếp để đưa ra phía ngoài. Dựa theo điều kiện thực tế mà bạn cần chọn quạt hút công nghiệp phù hợp có thể đảm bảo khả năng khử mùi tối ưu cho khu bếp.
Khu soạn chia ra đồ
Thức ăn sau khi được nấu chín thì sẽ được chuyển sang khu vực soạn chia. Tại đây thức ăn sẽ được phân chia thành từng đĩa, từng khẩu phần …
- Các thiết bị cần thiết
- Quầy giữ nóng thức ăn để bảo quản thức ăn khiến thức ăn luôn nóng hổi đảm bảo chất lượng của món ăn.
- Bàn Inox để bày thức ăn nguội như rau, mộn hoặc để khay cơm.
- Giá inox trên bàn để gia vị
Trên đây chính là những thông tin chúng tôi chia sẻ về nguyên tắc thiết kế hệ thống bếp ăn công nghiệp mà có thể bạn đang quan tâm. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì cần tư vấn, hỗ trợ hoặc bạn đang cần tìm đơn vị cung cấp quạt hút mùi, hệ thống hút khói bếp, làm thông thoáng không gian bếp công nghiệp thì hãy liên hệ ngay tới GTECO theo hotline: 0966.075.988