Hiện nay khi các nhà máy, xí nghiệp được phát triển, xây dựng và đi vào hoạt động ngày càng nhiều thì tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải từ khu sản xuất chưa qua xử lý cũng trở nên đáng báo động hơn. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khí thải từ các nhà máy là gì? Nguồn phát sinh và ảnh hưởng của chúng như thế nào? Bài viết sau đây của GTECO sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc này nhé!

Mục Lục
1. Khí thải nhà máy là gì?
Khí thải nhà máy hay còn gọi chung là khí thải công nghiệp. Đây chính là các chất thải tồn tại ở dạng hỗn hợp của khí và bụi đi vào môi trường được sản sinh từ hoạt động của các nhà máy, cơ sở chế biến, sản xuất, dịch vụ công nghiệp,..
Hiện nay song song với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các khu công nghiệp, các nhà máy, xưởng,.. thì lượng khí thải phát sinh cũng ngày càng lớn. Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp, đơn vị cần có biện pháp xử lý triệt để và tối ưu nhất.
2. Các nguồn phát sinh khí thải nhà máy
Thực tế, nguồn phát sinh ra khí thải nhà máy rất đa dạng và có thành phần khác nhau. Cụ thể, một số ngành nghề có nhiều lượng khí thải nhà máy nhất phải kể tới:
Ngành nhiệt điện
Theo báo cáo của cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) thì lượng khí thải phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện đốt than thường là: khí CO, CO2, SO2, Nox,..
Riêng các nhà máy nhiệt điện ở khu vực phía Bắc, mỗi năm tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn than. Theo đó, lượng khí thải tạo ra là khoảng 20.000 tấn SO2, 8.000 tấn NOx, 4 triệu tấn CO2 và 5.000 tấn bụi.
Ngành khai thác và chế biến than
Đây cũng là một trong những ngành đặc thù thường xuyên thải ra môi trường không khí một lượng lớn khí thải có chứa: bụi T&T, PM10 và một số chất khác như: SO2, CO, CO2…
Ngành sản xuất thép
Quá trình hoạt động của các nhà máy sản xuất thép sử dụng nguyên liệu đốt cháy như: dầu mazut, dầu diesel và khí tự nhiên, than,.. cũng thải ra môi trường lượng khí thải khá lớn. Ước tính, nếu sản xuất 1 tấn thép thì sẽ thải 10.000 m3 khí thải, 100 kg bụi và rất nhiều các chất ô nhiễm khác như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim…
Phân loại nguồn phát sinh khí thải nhà máy
Người ta thường phân chia nguồn phát sinh khí thải nhà máy thành 2 loại chính là:
- Nguồn điểm: Bao gồm các khí thải từ các ống khói xử lý cố định hoặc lỗ thông gió.
- Nguồn không điểm: Bao gồm khí được thải ra môi trường làm việc hoặc ngoài trời. Mà không được dẫn qua đường ống thông gió để xử lý trước khi thải ra. Những khí thải này có thể bắt nguồn từ khu vực phối trộn/lưu trữ hóa chất hoặc rò rỉ từ thiết bị (van, vòi, khớp nối,…)
3. Ảnh hưởng khí thải từ các nhà máy đến môi trường và con người
Để có thể trở thành mối lo và vấn đề cấp thiết cần được xử lý ngay thì khí thải nhà máy phải gây ra những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường và con người. Cụ thể:
3.1 Tác hại của khí thải nhà máy đến môi trường
Các nguồn khí thải nhà máy gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường sống, môi trường sản xuất của chúng ta như:
- Gây ô nhiễm môi trường
- Gây ra mưa axit, làm thay đổi độ pH của hồ, ao và đất đến mức gây hại cho hệ sinh thái.
- Gây ra hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon…
- Gây ra biến đổi khí hậu, thời tiết khiến lượng mưa và nhiệt độ thay đổi. Theo đó, khi nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm băng ở 2 cực tan ra và nguy hại cho sinh vật, con người,..
3.2 Tác hại của khí thải nhà máy đến con người
Nếu con người hít phải lượng khí thải độc hại lớn và liên tục sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe và cơ thể:
- Làm tăng nguy cơ ung thư phổi và ung thư nhiều bộ phận khác.
- Gây độc cấp tính, nhiễm độc mãn tính làm suy nhược, rối loạn hệ thần kinh.
- Gây kích thích cho hệ hô hấp và xuất hiện các bệnh về mắt. Đồng thời khiến các tình trạng hiện có như hen suyễn và viêm phế quản trở nặng hơn
4. Một số giải pháp xử lý khí thải nhà máy
Để có thể xử lý khí thải nhà máy một cách triệt để và tối ưu thì các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần áp dụng những biện pháp thiết thực sau:
- Thay thế dây chuyền, máy móc, công nghệ sản xuất lạc hậu phát sinh khí thải bằng các thiết bị hiện đại hơn.
- Thay thế các nhiên liệu đốt truyền thống như than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện.
- Ưu tiên sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường trong các ngành công nghiệp.
- Xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải đúng quy định trong các nhà máy, khu chế xuất.
- Khí thải được xử lý và sau đó được kiểm tra thường xuyên để tránh khí thải độc hại đi vào không khí.
Xem thêm: Hệ thống xử lý khí thải GTECO
5. Đơn vị tư vấn, thiết kế lắp đặt biện pháp xử lý khí thải nhà máy
Nếu bạn đang cần được tư vấn, hỗ trợ các giải pháp xử lý khí thải nhà máy phù hợp và tiêu chuẩn nhất thì hãy liên hệ ngay với GTECO theo hotline: 0966.075.988.
Với kinh nghiệm của đơn vị có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn, cung cấp các hệ thống xử lý khí thải chất lượng cao, tối ưu và hiệu quả cho bạn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về khí thải từ các nhà máy mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng đây sẽ là kiến thức hữu ích để bạn có thể tham khảo, hiểu và áp dụng trong sản xuất, đời sống.