➣ Trong quá trình hoạt động của các nhà máy, xưởng sản xuất,..thường thải ra một số khí độc hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nhiều đơn vị đã lựa chọn đầu tư, trang bị cho nhà máy, xưởng của mình hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ. Vậy hệ thống xử lý này có cơ chế, phương pháp và ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!

Mục Lục
- 1. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là gì?
- 2. Phân loại phương pháp hấp thụ xử lý khí thải
- 3. Cơ chế hoạt động của xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
- 4. Nguyên lý hoạt động xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
- 6. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
- 7. Ứng dụng của phương pháp hấp thụ
- 7.1 Đối tượng sử dụng phương pháp hấp thụ để xử lý khí thải
1. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là gì?
➣ Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là phương pháp sử dụng chất lỏng, rắn để làm nguyên liệu hấp thụ khí độc từ quá trình hoạt động, sản xuất của nhà máy, xưởng,..
➣ Đây là quá trình chuyển các chất khí độc hại cần xử lý vào trong pha lỏng. Nhờ quá trình hòa tan nên làm chúng tiếp xúc với nhau.
2. Phân loại phương pháp hấp thụ xử lý khí thải
Hiện nay có 2 phương pháp hấp thụ dùng để xử lý khí thải là:
2.1 Phương pháp hấp thụ vật lý
➣ Đây chính là quá trình dựa trên sự tương tác vật lý thuần túy. Phương pháp này bao gồm: Sự khuếch tán, hòa tan các chất cần hấp thụ vào trong lòng chất lỏng hay chất rắn và sự phân bố của chúng giữa các phân tử của chất đó.
2.2 Phương pháp hấp thụ hóa học
➣ Đây là quá trình xử lý khí thải xảy ra phản ứng hóa học. Quá trình này sẽ bao gồm 2 giai đoạn cơ bản là: Khuếch tán và xảy ra các phản ứng hóa học.
Phương pháp hấp thụ hóa học sẽ phụ thuộc vào:
- ✔️ Tốc độ khuếch tán từ chất khí vào chất lỏng.
- ✔️ Tốc độ chuyển hóa chất giữa các chất.
- ✔️ Do vậy lượng nhiệt mà chúng tỏa ra lớn và cần nhiều năng lượng hơn.
3. Cơ chế hoạt động của xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
➣ Cơ chế này bao gồm 3 bước chính là:
- ✔️ Bước 1: Sự khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của dung dịch hấp thụ.
- ✔️ Bước 2: Sự thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của dung dịch hấp thụ.
- ✔️ Bước 3: Sự khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng chất lỏng hấp thụ.

Theo đó, trong quá trình hấp thụ, các phần tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn và làm sạch. Những chất khí độc hại bị giữ lạ này gọi là chất bị hấp thụ.
Đồng thời các hoạt động khử ẩm trong không khí, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị được gọi là quá trình hấp thụ.
4. Nguyên lý hoạt động xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
➣ Không khí mang một phần lượng bụi nhỏ và khí thải độc hại được đưa vào tháp hấp thụ qua ống dẫn khí. Dòng khí thải sẽ di chuyển lên trên dọc theo thân tháp.
➣ Một số dàn phun nước được bố trí phía trên để tia nước phun ra trải dài khắp tiết diện tháp, quyện lấy hạt bụi và rơi xuống đáy. Đồng thời là hóa chất trung hòa khí thải và lọc sạch không khí.
➣ Trên cùng của tháp bố trí một lớp tách nước để những tia nước bay lên sẽ đọng lại thành giọt và rơi xuống, sẽ hòa tan vào nước và đưa ra ngoài. Còn dung dịch hấp thụ thì được tuần hoàn liên tục trong quá trình sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Hệ thống xử lý khí thải hóa chất
5. Các chất dùng trong phương pháp hấp thụ khí thải
➣ Các chất thường được sử dụng để phương pháp hấp thụ xử lý khí thải là:
- ✔️ Nước (H2O)
- ✔️ Các dung dịch bazơ: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,…
- ✔️ Monoetanolamin (OHCH2CH2NH2), Dietanolamin( R2 – NH), tritanolamin (R3– NH)
6. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
Về ưu điểm:
- ✔️ Hiệu suất cao, đặc biệt là đối với các chất khí có khả năng hòa tan tốt.
- ✔️ Xử lý được khí độc hại có nhiệt độ thấp.
- ✔️ Vận hành đơn giản, dễ bảo quản và sửa chữa, chi phí vận hành thấp.
- ✔️ Dung dịch, chất hấp thụ dễ tìm kiếm và có thể hoàn nguyên (tuần hoàn).
- ✔️ Có thể kết hợp xử lý khí với tách bụi và làm lạnh.
- ✔️ Có thể xử lý khí có nhiệt, các loại bụi dầu nhờn, dễ cháy nổ và lưu lượng lớn.
Về nhược điểm:
- ✔️ Nếu sử dụng hoàn nguyên thì tốn chi phí hoàn nguyên một lượng lớn dung dịch.
- ✔️ Nếu không hoàn nguyên thì phải xử lý nước thải.
- ✔️ Khá tốn năng lượng.
- ✔️ Chiếm nhiều diện tích hơn
7. Ứng dụng của phương pháp hấp thụ
Hiện nay xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ được ứng dụng để:
- ✔️ Xử lý các khí thải ô nhiễm.
- ✔️ Xử lý được khí thải với lưu lượng phát thải lớn.
- ✔️ Xử lý các khí SOx, HCl, H2S, HF, Cl2, NOx, axeton,…
- ✔️ Thu hồi được các chất đề tuần hoàn hoặc chuyển sang công đoạn sản xuất khác.
7.1 Đối tượng sử dụng phương pháp hấp thụ để xử lý khí thải
- ✔️ Nhà máy chế biến khoáng sản
- ✔️ Nhà máy chế biến hải sản
- ✔️ Nhà máy khai thác đá
- ✔️ Nhà máy xây xi măng
- ✔️ Nhà máy chế biến gạch
Đơn vị cung cấp hệ thống xử lý khí thải uy tín nhất
GTECO là đơn vị số 1 trên thị trường với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất, cung cấp, thi công và lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải chất lượng nhất. Với dây chuyền máy móc hiện đại, đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất được đầu tư chỉn chu, tiêu biểu nhà máy rộng lên tới 10.000m2.
➣ GTECO cam kết mang tới khách hàng các giải pháp xử lý khí thải hoàn hảo, chất lượng nhất với giá thành cạnh tranh nhất. Chính sách bảo hành, bảo trì dài hạn, uy tín của chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.
➣ Liên hệ ngay với GTECO theo hotline để được tư vấn xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ hay các giải pháp làm sạch không khí tiết kiệm và chất lượng nhất nhé!
➣ Tư vấn nhanh: 0966.075.988
Email: kinhdoanh@gteco.vn