0966 075 988

Ô Nhiễm Không Khí Và Các Giải Pháp Xử Lý Tình Trạng Ô Nhiễm

Sự phát triển của các nhà máy, khu công nghiệp hay quá trình đô thị hóa… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Lúc này, không chỉ con người mà môi trường sống của chúng ta cũng bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng này. Tìm ra các giải pháp xử lý ô nhiễm không khí chính là giải pháp cấp bách mà mỗi chúng ta cần phải làm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí giúp bạn các giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm không khí hiệu quả nhất, bạn tham khảo nhé!

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là hiện tượng đã có mặt một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm trong bầu không khí ngoài trời như bụi, khói, hơi, khí hay mùi… với khối lượng, tính chất và thời gian đủ để gây hại đối với sự sống của người hay động, thực vật, hoặc tác hại tới của cải vật chất hoặc cản trở quá mức đối với sự tồn tại bình yên của sự sống và của cải vật chất trên trái đất.

o nhiem khong khi

Mức độ ô nhiễm không khí năm 2020

Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ở mức cực kỳ báo động với những con số “biết nói”.

Ô nhiễm không khí trên thế giới

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ô nhiễm không khí là nguyên nhân ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Trong báo cáo thường niên năm 2018, Viện Health Effects Institute (HEI) ghi nhận, hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm, trên 60% phải sống ở những khu vực không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản nhất của WHO.

Trên quy mô toàn cầu, bụi PM hiện chiếm khoảng 10% trong bầu khí quyển. Những hạt có kích thước dưới 2,5 micron (PM 2.5) là dạng bụi đáng bận tâm nhất, vì chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm gia tăng nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan như nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, đột quỵ, đau tim, phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi.

Ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Trong báo cáo thường niên về chỉ số hiệu suất môi trường (The Environmental Performance Index-EPI) do tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam đứng trong nhóm 10 nước ô nhiễm không khí hàng đầu Châu Á. Đáng lưu ý là tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều liên tục tăng cao, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.

+ Hà Nội

Hà Nội những năm gần đây thường xuyên xuất hiện trên các trang báo nước ngoài và trong nước về tình trạng ô nhiễm không khí vượt ngưỡng đáng báo động. Với mật độ giao thông dày đặc, các công trường xây dựng mọc lên liên tục khiến Hà Nội ô nhiễm không rất nặng. Thậm chí có thể thấy mức độ ô nhiễm không khí tại Hà nội bằng mắt thường như: bụi mịn, khí thải của xe…

Chỉ số AQI trung bình của Hà Nội đã lên tới 121 với nồng độ bụi PM2.5 gấp trên 2 lần tiêu chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 5 lần so với khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).

Thời gian gần đây, Tổng cục Môi trường Việt nam cho biết, từ 13 đến 20 tháng 3 năm 2020, Thủ đô Hà Nội đã có 4 trên 7 ngày bị ô nhiễm bụi mịn PM2.5, nhiều ngày AQI đã vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT.

+ TP. Hồ Chí Minh

Tương tự như Hà Nội, TP.HCM cũng có mật độ dân số cao, mật độ giao thông khá lớn, các công trường xây dựng cũng nhiều. AQI trung bình và nồng độ bụi PM2.5 ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) cũng cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc gia và gấp 3 lần khuyến nghị của tổ chức WHO.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở TP.HCM
Tình trạng ô nhiễm không khí ở TP.HCM

Bên cạnh 2 thành phố kể trên thì một số thành phố khác trong các nước nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn như Hải Phòng, Bình Dương…

Thực trạng ô nhiễm không khí năm 2021

Trong những tháng đầu năm 2021, thực trạng ô nhiễm môi trường ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước gần như không có dấu hiệu giảm xuống. Những biến đổi xấu của điều kiện thời tiết như sương mù, bụi mịn hay các hoạt động lao động, sản xuất của con người, khí thải của các phương tiện giao thông vẫn từng ngày từng giờ khiến cho bầu không khí ngày càng ô nhiễm hơn.

Hiện nay nước ta đang triển khai các biện pháp xử lý khí thải, khói bụi, các kế hoạch lâu dài như trồng nhiều cây xanh … Ngoài ra còn có các kế hoạch quy hoạch lại thành phố di chuyển các khu công nghiệp để giảm tải lượng khí thải

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cụ thể ở đây là ô nhiễm không khí. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân hàng đầu như sau:

– Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình canh tác trên các trang trại một lượng khí thải lớn đến từ phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, chất thải chăn nuôi và một lượng lớn khí đốt nông nghiệp gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.

– Hoạt động sản xuất công nghiệp

Ngày nay, các khu công nghiệp, các nhà máy quy mô lớn mọc lên nhiều và nhanh chóng. Mặc dù đem lại nhiều mặt tích cực cho con người, tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực cũng rất nhiều. Các hoạt động sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng, luyện kim,… thải ra môi trường một lượng lớn khí độc CO2, CO, SO2, NOx.

Nguyên liệu cho các hoạt động trên sau khi sử dụng nếu không được xử tốt cũng sẽ sinh ra một lượng lớn khí độc. Nhìn chung hoạt động công nghiệp đem đến cho con người nhiều lợi ích nhất song cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nhất.

– Hoạt động giao thông vận tải

Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân hàng đầu. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.

– Cháy rừng gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 từ các vụ cháy rừng trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với y tế công cộng. Phơi nhiễm PM2.5 gây hậu quả từ ảnh hưởng tới đường thở cho tới bệnh hen, giảm chức năng phổi, suy tim và tử vong sớm.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì tình trạng ô nhiễm không khí còn có một số nguyên nhân khác như nguyên nhân tự nhiên, sinh hoạt,… làm ô nhiễm bầu không khí dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tác hại của ô nhiễm không khí

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bầu không khí của của chúng ta bị ô nhiễm như các hiện tượng tự nhiên thiên tai, bão lũ, bão sa mạc, núi lửa phun trào sản sinh ra bụi; xác động, thực vật thối rữa đưa vào bầu bí khí các loại khí độc hại… Hay tác động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp làm phát tán các chất gây ô nhiễm như oxit các bon, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, bụi phóng xạ, bụi trì…

Khi sinh sống trong điều kiện không khí bị ô nhiễm, con người phải đối mặt với rất nhiều tác hại khác nhau, cụ thể là:

– Đối với sức khỏe con người

  • Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng….
  • Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác.
  • Ảnh hưởng tới não bộ: ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.
  • Ảnh hưởng tới tim mạch: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ.
  • Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ tiểu đường, làm tổn hại da, kích thích các bệnh về mắt,…
  • Đối với trẻ em: giảm IQ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, dậy thì sớm ở bé gái…

 

o nhiem khong khi2

Đối với tự nhiên

  • Các chất khí độc hại như lưu huỳnh đioxit, fluor, ozon,… khi xâm nhập vào các hệ sinh thái tự nhiên sẽ tác động xấu đến động, thực vật tại đó. Làm giảm khả năng kháng bệnh, khả năng quang hợp, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái một cách rất tiêu cực
  • Sự nóng lên của trái đất do ô nhiễm không khí cũng gây rất nhiều tác hại cho tự nhiên.
  • Tác động của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên nặng nề nhất phải kể đến mưa acid, các chất khí ô nhiễm kết hợp với lượng nước trong mây khi rơi xuống tạo thành mưa acid. Mưa acid có thể giết chết hàng loạt động, thực vật. Khi ngấm vào đất sẽ làm thoái hóa hệ sinh thái quanh cùng đất đó. Khi đi vào vào sông, suối sẽ làm thay đổi tính chất nguồn nước ở đó và lan rộng ra các khu vực khác.

Có những giải pháp nào để xử lý ô nhiễm không khí

Trước nguy cơ môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng như hiện nay thì những giải pháp cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí là mối quan tâm hàng đầu của đông đảo mọi người. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm không khí được đưa ra, tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất thì có thể áp dụng các giải pháp sau đây:

Áp dụng công nghệ sản xuất sạch

Giảm thiểu phát thải các chất gây ô nhiễm ngay tại nguồn là biện pháp hữu hiệu để tránh gây ô nhiễm không khí. Giải pháp đầu tiên là áp dụng công nghệ sản xuất sạch- không thải hay nói cách khác là tối ưu hóa mọi điều kiện sản xuất và tận dụng triệt để các sản phẩm phụ. Đây được coi là xu thế hiện nay và cho thiên niên kỷ mới này.

Phát triển sản xuất không thải không những giảm được tối đa giá thành sản phẩm mà còn có một lợi ích rất lớn khác ngoài phạm vi của cơ sở sản xuất đó là bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Đây là lợi ích không thể chỉ tính bằng lợi nhuận và sản phẩm do nó mang lại mà nó mang tính chất xã hội và toàn cầu.
Đối với giải pháp này, cần thiết phải quản lý chặt chẽ từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu, nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn thải và lượng chất thải.

o nhiem khong khi3

Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống xử lý khí thải sẽ phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý; sau đó là kỷ luật lao động và tính tự giác của người lao động. Cho đến nay, các ISO được coi như là những tiêu chuẩn cụ thể nhất nhằm giảm bớt tiêu hao nguyên, nhiên,vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm lao động và giảm thiểu phát thải. 

Xử lý triệt để khí thải tại nguồn

Xử lý khí thải tại nguồn là một trong những giải pháp được lựa chọn hàng đầu nhằm giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí đối với môi trường và sức khỏe con người. Theo đó, xử lý khí thải tại nguồn được hiểu là loại bỏ khí thải độc hại ngay từ chính trong các nhà máy, xí nghiệp… trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Trước đây khi các nhà máy và các khu công nghiệp còn thưa thớt thì việc xây ống khói và tăng chiều cao của ống khói là một giải pháp hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm cục bộ. Nhưng không gian của khí quyển cũng có giới hạn và quá trình làm sạch tự nhiên cũng chỉ có giới hạn của nó. Do đó, ngày nay việc xử lý khí thải tại nguồn sẽ được tiến hành bằng một số biện pháp phổ biến này:

Đối với khí thải là bụi

Đối với khí thải là bui, chúng ta nên sử dụng hệ thống hút lọc bụi cũng là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả

o nhiem khong khi4

Biện pháp xử lý bụi tại các nhà máy, doanh nghiệp cũng có sự đa dạng, có thể kể đến như:

  • Xử lý bụi dựa vào lực trọng trường
  • Xử lý bụi dựa vào lực ly tâm
  • Phương pháp màng lọc
  • Lọc bụi tĩnh điện,…
  • Phương pháp rửa khí kiểu Venturi
  • Rửa khí kiểu dòng xoáy
  • Rửa khí kiểu đĩa quay

Đối với khí thải là hơi và các khí độc

Chúng ta cũng đã biết tác hại của hơi và những khí độc tới sức khỏe, môi trường sống của con người lớn đến thế nào rồi phải không? Nhận biết được mối nguy hại này, rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý khí thải đã có rất nhiều các giải pháp khác nhau và mang đến hiệu quả mong muốn tốt nhất.

  • Phương pháp tiêu hủy
  • Phương pháp ngưng tụ
  • Phương pháp hấp phụ
  • Hiện tượng hấp phụ

o nhiem khong khi5

Xem chi tiết : Phương pháp Xử lý khí thải tại GTECO

GTECO- đơn vị cung cấp các giải pháp xử lý ô nhiễm không khí hiệu quả 

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm không khí, cụ thể là ô nhiễm khí thải bao gồm: bụi, hơi, khí độc trong các khu công nghiệp, sản xuất của các công ty, Công ty Cổ phần công nghệ và thiết bị toàn cầu- GTECO chính là đơn vị dẫn đầu công nghệ mà khách hàng có thể tin tưởng, lựa chọn.

GTECO sở hữu hệ thống các thiết bị xử lý khí thải được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, giám sát hoàn thiện bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo máy móc phục vụ việc xử lý khí thải, cam kết tuyệt đối về chất lượng.

Đối với mỗi dự án xử lý khí thải của khách hàng, GTECO luôn khảo sát, tư vấn miễn phí, đưa ra cho khách hàng giải pháp xử lý khí thải phù hợp nhất theo thực tế, thành phần các loại khí sinh ra. Mục đích là làm giải tối đa chi phí đầu tư cho hệ thống và đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong vấn đề xử lý ô nhiễm không khí nói chung và ô nhiễm môi trường nói riêng. 

o nhiem khong khi6

Không chỉ đảm bảo chất lượng khí thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, GTECO còn làm hài lòng khách hàng ở chính sách bán hàng giá cạnh tranh, phù hợp nhất; chính sách bảo hành dài hạn; bảo trì, bảo dưỡng định kỳ…

Giữ bầu không khí trong lành để bảo vệ cuộc sống cho con người tốt nhất là điều mà không chỉ tôi, bạn mà tất cả chúng ta phải làm. Và một trong những cách hiệu quả đó chính là các giải pháp chúng tôi đã liệt kê, đừng xem nhẹ bạn nhé!