0966 075 988

Quy Trình Thiết Kế Băng Tải Chuẩn Xác Và Chi Tiết Nhất

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các dòng băng tải công nghiệp tại nhà máy, xưởng, xí nghiệp,..ngày càng phổ biến hơn. Hầu như tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề đều cần tới sự hỗ trợ của hệ thống băng tải nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công, chi phí vận hành, tối ưu hóa thời gian và gia tăng năng suất lao động. Vậy bạn đã biết quy trình thiết kế băng tải như nào nào chưa? Cùng GTECO tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!

Quy trình thiết kế băng tải tiêu chuẩn

Việc thiết kế băng tải được triển khai và tiến hành theo quy trình tiêu chuẩn bao gồm 8 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Lựa chọn loại băng tải

Việc lựa chọn đúng dòng băng tải sử dụng là bước đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng. Bởi nếu chọn sai thì toàn bộ những bước sau trong quy trình sẽ trở nên vô nghĩa.

Dựa trên cơ sở điều kiện môi trường làm việc, sản xuất cũng như đảm bảo phù hợp với các vật liệu vận chuyển để chọn loại băng tải phù hợp nhất. Thông thường, nếu các doanh nghiệp không có nhiều hiểu biết về băng tải để lựa chọn thì sẽ phải nhờ tới sự tư vấn của các đơn vị cung cấp, sản xuất băng tải.

Bước 2: Tính toán kích thước băng tải

Tiếp theo, dựa vào năng suất tính toán và năng suất yêu cầu mà định chiều rộng băng. Bước tính toán kích thước băng tải này nhằm mục đích đảm bảo khi vận chuyển vật liệu không bị rơi ra ngoài. 

Bước 3: Chọn vận tốc băng tải

Tiến hành nghiên cứu lựa chọn vận tốc băng tải được xác định sao cho vật liệu không bị thổi bụi hoặc bị bắn ra 2 bên khi máy đang làm việc.

Bước 4: Lựa chọn động cơ băng tải

Việc lựa chọn động cơ phù hợp cho băng tải là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình thiết kế băng tải. Thông thường người ta sẽ dựa vào vận tốc của băng tải đã tính được ở bước trên để chọn động cơ đúng chuẩn nhất.

thiet-ke-bang-tai
Quy trình thiết kế băng tải bao gồm 8 bước quan trọng và cơ bản nhất

Bước 5: Tính toán Dây belt tải và việc định lượng cấp liệu

Dây belt tải được tính toán sao cho băng tải có thể đảm bảo làm việc liên tục với lượng nguyên liệu vận chuyển ổn định. Lựa chọn các loại dây belt tải như: dây Belt PVC, Pu, Hay Xích,..phải phù hợp với môi trường làm việc của vật liệu. Đồng thời, việc điều chỉnh được tiến hành bằng tấm chắn điều chỉnh ở của ra của máng cấp liệu

Bước 6: Tính toán, thiết kế bộ phận đỡ 

Bộ phận đỡ sẽ được tính toán, thiết kế là con lăn hay tấm đỡ tùy thuộc vào chiều dài băng tải yêu cầu, sao cho băng có thể làm việc êm ái và bền.

Đây cũng là bước rất quan trọng và được chú ý khi tiến hành thiết kế băng tải công nghiệp.

Bước 7: Tính toán các tang dẫn động, tang bị động

Dựa theo loại băng tải đã chọn ban đầu mà tiến hành xác định đường kính tang sao cho đảm bảo băng được bền lâu và kết cấu nhỏ gọn nhất.

Bước 8: Tính toán bộ truyền động, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn

Việc tính toán bộ truyền động, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn dựa trên lý thuyết truyền động cơ khí, sức bền vật liệu.

Các phương tiện được sử dụng trong thiết kế băng tải

Trong quá trình tiến hành thiết kế băng tải thì các đơn vị phải sử dụng đến những phương tiện như:

Máy gia công chế tạo

  • Các máy gia công cắt gọt: Máy khoan, máy mài, máy cắt kim loại, máy tiện, máy phay, máy chấn,..
  • Các máy dùng ghép nối: Máy hàn hồ quang, máy hàn max
  • Các máy nâng chuyển: Palang, cổng trục vận chuyển.
  • Các máy cơ động khác: Máy cắt tay, máy đánh bóng, máy bắn bulong đai ốc,..

Các dụng cụ đo

  • Dụng cụ đo các thông số hình học: Thước kẹp, panme, thước cuộn thép dài 5m, thuốc vuông, thước eke bằng thép với độ chia 1mm.
  • Dụng cụ đo các thông số động học: Đồng hồ đo thời gian, đồng hồ đo số vòng quay.
  • Dụng cụ đo các thông số động lực học: Đồng hồ đo công suất.
  • Dụng cụ đo điện áp: Đồng hồ điện
thiet-ke-bang-tai-1
Để hoàn thành được việc thiết kế băng tải cần tới máy gia công chế tạo, dụng cụ đo và con người

Con người

Ngoài các yếu tố trên thì để có thể thiết kế được một hệ thống băng tải tốt không thể không kể đến yếu tố con người. Từ người tư vấn băng tải ban đầu cho tới người tiến hành thiết kế, chế tạo băng tải, người lắp ráp, người kiểm tra chạy thử, người bảo dưỡng hoặc sửa chữa. Đây là đội ngũ nhân lực cực kỳ quan trọng góp phần tạo nên sản phẩm băng tải chất lượng nhất

Những lưu ý trong thiết kế băng tải

Trong quá trình thiết kế hệ thống băng tải cũng cần chú ý tới một số chi tiết sau:

  • Khi lựa chọn các loại băng tải chuyển hướng thì cần cân nhắc và tính toán thật kỹ để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra liên tục.
  • Lắp đặt băng tải tại địa điểm thông thoáng, tránh bụi bẩn, hóa chất làm ảnh hưởng đến chất lượng.
  • Tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở thiết kế, sản xuất băng tải uy tín, có chế độ bảo hành tốt.
  • Tùy thuộc vào vật liệu cần vận chuyển mà lựa chọn loại dây băng tải phù hợp.
  • Căn cứ khối lượng hàng hóa cần vận chuyển và công suất phù hợp.
  • Xem diện tích nhà xưởng, không gian để thiết kế kích thước băng tải hợp lý.
thiet-ke-bang-tai-5
Việc thiết kế để tạo nên băng tải cần chú trọng và tính toãn kỹ lưỡng

Trên đây chính là những thông tin về thiết kế băng tải mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Để có thể lựa chọn, tính toán, thiết kế và sở hữu hệ thống băng tải chất lượng và phù hợp nhất thì bạn hãy liên hệ ngay với GTECO để được tư vấn, hỗ trợ 24/7 nhé!