0966 075 988

Tìm Hiểu Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Chuẩn Nhất

Bên cạnh khí thải, chất thải thì nước thải công nghiệp, sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và cần được xử lý triệt để. Tuy nhiên, một quy trình xử lý nước thải lại vô cùng chặt chẽ, khoa học bao gồm nhiều bước liên kết chặt chẽ với nhau. Cùng GTECO tìm hiểu nhé!

Xử lý nước thải là gì?

Xử lý nước thải được hiểu chính là quá trình thực hiện loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải sinh hoạt của hộ gia đình, nước thải thương mại và cơ quan. 

Theo đó, xử lý nước thải sẽ bao gồm các quá trình vật lý, sinh học, hóa học để nhằm mục đích loại bỏ các chất ô nhiễm và đảm bảo nước thải khi ra ngoài được xử lý an toàn với môi trường. Thông thường, một sản phẩm của xử lý nước thải sẽ là một chất thải bán rắn hoặc bùn cần phải được xử lý trước khi được thải ra hoặc được ứng dụng đất (phân bón cho nông nghiệp).

Hiện nay, đặc biệt tại các thành phố lớn thì hệ thống thoát nước cũng chứa nước thải công nghiệp có tỷ lệ nhiều đến các nhà máy xử lý để giảm tải ô nhiễm. Nếu hệ thống thoát nước mà là hệ thống thoát nước kết hợp thì chúng cũng sẽ mang theo dòng chảy đô thị (nước mưa) đến tại các nhà máy xử lý nước thải.

Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp
Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp

Quy trình xử lý nước thải

Thông thường, một quy trình xử lý nước thải chuyên nghiệp sẽ bao gồm có các bước sau đây:

  • Bước 1: Nước thải từ các nguồn xuất phát từ nhà máy sẽ được dẫn vào bể tiếp nhận. Trong bể có đặt thiết bị lược rác thô. Theo đó, lúc này phần bùn thô cũng được tách ra khỏi nước thải.
  • Bước 2: Nước thải sẽ chảy qua bể tách mỡ, sau khi chảy qua bể tiếp nhận (đối với các hệ thống có yêu cầu). Tiếp đó, nước thải được tiến hành bơm lên thiết bị lược rác tinh để tách các chất thải rắn có kích thước nhỏ trước khi chúng tự chảy xuống bể điều hòa. Phần bùn tinh cũng sẽ được tách ra ở bước này.
  • Bước 3: Bể điều hòa lúc này sẽ thực hiện nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi đưa chúng vào các công trình đơn vị phía sau. Thiết bị thổi khí cũng được cấp vào bể nhằm mục đích xáo trộn và tránh hiện tượng kỵ khí.
  • Bước 4: Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ tạo bông. Đồng thời thực hiện châm PAC (chất trợ keo tụ) và Polymer (chất trợ tạo bông lắng) để tạo ra quá trình keo tụ và tạo bông. Quá trình này sẽ liên kết, kích thích liên kết các chất keo trong nước thải để nhằm tạo ra các phần tử lớn hơn từ các phần tử nhỏ mà các thiết bị lọc thô và lọc tinh không xử lý được. Các phần tử lớn hơn này sau quá trình keo tụ, tạo bông trong nước thải sẽ được lắng và loại thải thành bùn.
  • Bước 5: Nước thải tự chảy qua hệ thống tuyển nổi. Lúc này, hỗn hợp khí và nước thải sẽ được hòa trộn tạo thành các bọt mịn dưới áp suất khí quyển. Đồng thời, các bọt khí tách ra khỏi nước sẽ kéo theo các váng dầu nổi và một số cặn lơ lửng. Sau đó, lượng dầu mỡ và cặn lơ lửng cũng được tách khỏi nước thải nhờ có thiết bị gạt tự động và được dẫn về bể chứa bùn. Có thể nói bể tuyển nổi khi kết hợp quá trình tuyển nổi và keo tụ đem tới hiệu quả loại bỏ cao, giúp loại bỏ photpho của toàn hệ thống
  • Bước 6: Nước thải sẽ được dẫn trực tiếp qua bể xử lý kỵ khí. Theo đó, nước thải có nồng độ ô nhiễm cao sẽ tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí. Đồng thời toàn bộ các quá trình sinh hóa sẽ diễn ra tại lớp bùn này bao gồm: quá trình thủy phân, axit hóa, acetate hóa, quá trình tạo thành khí metan cùng các sản phẩm cuối cùng khác.
  • Bước 7: Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính dính bám chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, quá trình lắng tách pha sảy và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Bùn sau khi lắng sẽ được bơm tuần hoàn về bể kỵ khí và thiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Toàn bộ lượng bùn đã qua xử lý được lưu trữ (ép bùn) và đơn vị có chức năng thu gom xử lý.
Sơ đồ xử lý nước thải
Sơ đồ xử lý nước thải

Tìm hiểu thêm: Bể Xử Lý Nước Thải Là Gì? Các Loại Bể Xử Lý Nước Hiện Nay

Quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Quy trình xử lý nước thải áp dụng phương pháp sinh học chính là mô hình sử dụng các tính chất hòa tan và không hòa tan của các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Thông thường, quy trình xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học sẽ bao gồm: xử lý thiếu khí và xử lý hiếu khí, biến Nitơ thành NO2 trong nước thải.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học như nào?
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học như nào?

Trong sơ đồ xử lý nước thải sẽ sử dụng phương pháp sinh học thiếu khí (bể Anoxic), còn được gọi là bể lên men. Đây là sự kết hợp sử dụng trong công nghệ sinh học hiếu khí hay kỵ khí để xử lý các loại nước thải sinh hoạt có chứa NH4, NO2, NO3, Nitơ vô cơ, Polyphotphat,…

Cụm bể xử lý nước thải sinh theo phương pháp sinh học bao gồm các hệ thống các bể như: bể phốt, bể tách mỡ, bể điều hòa (bể thu gom), bể tự hoại 3 ngăn, bể lắng, bể thiếu khí, bể Aerotank, bể chứa bùn, bể chứa nước thải đã xử lý,… 

Có thể nói quy trình xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp áp dụng công nghệ lọc truyền thống. Trường hợp sử dụng công nghệ lọc bằng màng mbr thì cụm bể sẽ có thể giảm được 2 giai đoạn là lắng bùn và khử trùng nước thải. Từ đó, giúp hệ thống tiết kiệm được chi phí thi công và diện tích thi công hơn.

Như vậy, quy trình xử lý nước thải phổ biến và khoa học nhất đã được chúng tôi chia sẻ thông qua bài viết trên. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn có thể tham khảo.