Hiện nay có rất nhiều các giải pháp được sử dụng để xử lý bụi bẩn phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp hay đời sống sinh hoạt. Trong đó, phải kể đến phương pháp ướt. Cùng GTECO tìm hiểu hệ thống xử lý bụi bằng phương pháp ướt nhé!
Mục Lục
Xử lý bụi bằng phương pháp ướt là gì?
Thực tế thì xử lý bụi bằng phương pháp ướt chính là phương pháp xử lý bụi hoạt động dựa trên cơ chế cho luồng khí chứa bụi cần xử lý tiếp xúc với chất lỏng (chủ yếu là nước). Do bụi có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn phân tử nước. Vậy nên khi tiếp xúc với nước thì bụi sẽ bị giữ lại và tách ra khỏi dòng khí dưới dạng bùn.
Có thể khẳng định rằng, xử lý bụi bằng phương pháp ướt là biện pháp khá đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cao.

Ưu và nhược điểm của hệ thống xử lý bụi bằng phương pháp ướt
Tương tự như các giải pháp khác thì hệ thống xử lý bụi phương pháp ướt cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:
Ưu điểm của hệ thống
- Hệ thống xử lý bụi này đem tới hiệu quả lên đến 90%
- Hệ thống đồng thời xử lý được cả bụi và các khí thải ô nhiễm như SO2, NOx
- Hệ thống có khả năng lọc được cả những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ
- Hiệu suất lọc bụi của phương pháp ướt cao hơn phương pháp khô
- Hệ thống có thể xử lý khí thải có nhiệt độ cao
- Xử lý bụi bằng phương pháp ướt đảm bảo bụi sẽ không quay ngược trở lại.
- Hệ thống được thiết kế đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng
- Chi phí đầu tư cho hệ thống này tương đối thấp

Nhược điểm của hệ thống
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hệ thống xử lý bụi cũng tồn tại 1 số nhược điểm như:
- Thiết bị dễ bị ăn mòn trong quá trình vận hành và làm việc.
- Hệ thống phát sinh nhiều bùn khi xử lý bụi.
- Chi phí vận hành cao và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Ứng dụng của hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp ướt
Hiện nay, phương pháp ướt có khả năng lọc được sạch bụi bẩn (kể cả bụi mịn) tương đối cao. Đồng thời hệ thống có thể kết hợp lọc được cả bụi và xử lý khí thải độc hại như: NOx, SO2,.. Bên cạnh đó, phương pháp này làm nguội được khí thải hoặc giảm nhiệt của khí thải trước khi thải chúng ra ngoài môi trường.
Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp ướt được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như:
- Xử lý bụi và khí thải tại các lò hơi, nồi hơi, lò đúc, lò nung,…
- Xử lý bụi và khí thải cho các trạm xử lý khí thải.
- Xử lý khí thải chứa bụi cho các nhà máy pha chế hóa học, hóa chất
- Xử lý bụi và khí thải clo rò rỉ.
- Xử lý hơi axit và bụi bẩn trong các dây chuyền tẩy rửa xi mạ, luyện kim, sơn tĩnh…
- Cùng rất nhiều các nhà máy, nhà xưởng công nghiệp thuộc các lĩnh vực khác.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp ướt trong xử lý bụi
Xử lý bụi bằng phương pháp ướt hoạt động theo nguyên lý cụ thể như sau:
- Nguyên liệu rỗng được tưới nước.
- Dòng khí được dẫn từ dưới lên và đi xuyên qua lớp nguyên liệu.
- Lúc này sẽ xảy ra sự tiếp xúc giữa dòng khí thải chứa bụi và bề mặt tưới nước của vật liệu rỗng.
- Các thành phần của bụi sẽ được giữ lại trên bề mặt vật liệu.
- Tiếp đó bụi sẽ được rửa trôi và thải ra ngoài thiết bị dưới dạng bùn cặn. Hiện nay để có thể lọc sạch bụi mịn thì người ta thường kết hợp giữa lọc bụi và khử khí độc hại (nếu có).
Các thiết bị xử lý bụi bằng phương pháp ướt
Dưới đây là các thiết bị chính tạo thành hệ thống xử lý bụi bằng phương áp ướt:
Thùng rửa khí rỗng hoặc buồng phun
- Nguyên lý hoạt động: Nước sẽ được phun ra từ trên xuống và dòng khí sẽ được dẫn từ dưới lên. Hoặc nếu phun nước ở 4 phía thì dòng khí sẽ được dẫn đi ngang. Dòng khí sạch trước khi đưa ra ngoài phải đi qua các thiết bị tách sương. Điều này sẽ giúp tách hạt nước bị cuốn theo dòng khí. Khi có tiếp xúc giữa dòng khí thải mang theo bụi thì các giọt nước, hạt bụi sẽ bị giữ lại và thải ra ngoài ở dạng cặn bùn.
- Phạm vi áp dụng: Sử dụng vận tốc dòng vào 0.6 – 1.2 m/s với kích thước thiết bị lớn. Sử dụng trong lọc các loại bụi thô có trong khí thải và làm nguội khí thải. Sử dụng thùng rửa khí rỗng hoặc buồng phun như 1 cấp lọc để giảm nồng độ bụi ban đầu đi qua lọc tĩnh.
Tháp rửa khí
- Cấu tạo: Tháp rửa khí sẽ bao gồm 1 thùng có hình trụ. Đồng thời bên trong có các cánh đồng tâm để giúp phân phối khí đều ra xung quanh của hộp.
- Nguyên lý hoạt động: Nước sẽ được cấp vào chóp hộp thứ 2 và chảy xuôi để tạo thành màng mỏng bao quanh hộp cũng như để rửa không khí xuyên qua. Sau đó, nước sẽ tiếp tục rơi xuống hộp tiếp theo và tương tự để tạo ra màng nước quanh hộp. Số chóp hộp cần thiết thường phụ thuộc vào nhu cầu làm sạch và nồng độ bụi cần xử lý. Đối với hệ thống có số hộp càng cao thì tương ứng sức cản khí động càng lớn.
Thiết bị rửa khí trần
- Cấu tạo: Thiết bị rửa khí trần có hình dạng kiểu tháp đứng hoặc được thiết kế dạng hình trụ.
- Nguyên lý hoạt động: Trong tháp có sự tiếp xúc giữa khí và các giọt lỏng được tạo ra bởi các vòi phun. Dựa theo hướng chuyển động của khí và lỏng thì tháp trần chia ra thành các loại ngược chiều hoặc tưới ngang.
- Hiệu suất: Tháp rửa khí trần đạt hiệu quả xử lý cao đối với các hạt bụi có kích thước 10μm và kém hiệu quả với các kích thước < 5μm. Vận tốc khí trong thiết bị thường giao động vào khoảng 0.6 – 1.2m/s đối với các thiết bị không có bộ tách giọt. Đồng thời đối với thiết bị có bộ tách giọt sẽ giao động khoảng 5 – 8 m/s và không quá 250N/m2 đối với trở lực của tháp trần không có bộ tách giọt và lưới phân phối khí.
Thiết bị rửa khí đệm
- Cấu tạo: Thiết bị rửa khí đệm được hiểu là tháp có lớp đệm được sắp xếp theo trật tự xác định hoặc được đổ đống.
- Ứng dụng: Thiết bị này được sử dụng để thu hồi các loại bụi dễ dính ướt có nồng độ không cao hoặc khi kết hợp với quá trình hấp thụ do lớp đệm hay bị bịt kín. Do đó loại thiết bị này ít được sử dụng.
Thiết bị sủi bọt
- Đặc điểm: Thiết bị sủi bọt thường được sử dụng phổ biến là đĩa chảy qua và đĩa chảy sụt. Đĩa chảy sụt có thể là đĩa lỗ hoặc đĩa rãnh. Bụi sẽ được thu hồi ở lớp bọt được hình thành nhờ tương tác của chất lỏng và khí.
- Nguyên lý hoạt động: Vì dòng khí thay đổi hoặc chuyển hướng hoạt động khi đi qua đĩa nên bụi được thu hồi qua không gian dưới nhờ lực quán tính. Tiếp đó lắng bụi từ các tia khí. Các tia khí này thường được hình thành từ các khe hở hoặc các lỗ của đĩa với vận tốc cao đập vào lớp chất lỏng trên đĩa theo cơ chế va đập. Lắng bụi trên bề mặt trong của bọt khí theo cơ chế quán tính rối. Vậy nhưng, các hạt bụi có kích thước < 2 μm sẽ không thể thu hồi hoàn toàn.
Thiết bị rửa khí va đập quán tính
- Nguyên lý hoạt động: Sự tiếp xúc của khí với nước sẽ chịu tác động của sự va đập dòng khí lên bề mặt chất lỏng cũng như sự thay đổi đột ngột của dòng khí. Từ đó dẫn đến các giọt lỏng đường kính 300 – 400mm được tạo thành và gia tăng quá trình lắng bụi. Đối với thiết bị rửa khí va đập quán tính thì mực nước cũng cần được cố định. Chỉ với sự thay đổi nhỏ của mực nước cũng sẽ làm cho hiệu quả thu hồi bụi bị giảm xuống hoặc tăng trở lực của thiết bị.
- Hiệu quả: Thiết bị rửa khí va đập quán tính cho hiệu suất lọc bụi lên đến 99.5% đối với các hạt bụi có kích thước >3μm.
Thiết bị rửa khí ly tâm
- Nguyên lý hoạt động: Thiết bị rửa khí ly tâm sẽ có tác dụng giúp thu hồi bụi dưới 2 lực tác động đó là lực ly tâm và lực quán tính. Nước rửa khí sẽ chảy qua vòi phun ở trung tâm và chảy thành màng trên thiết bị.
- Phân loại: Các thiết bị rửa khí ly tâm được ứng dụng trong thực tế và chia thành 2 dạng: Thiết bị trong đó dòng xoáy được thực hiện nhờ cánh quạt quay đặt ở trung tâm và thiết bị với ống khí vào theo phương tiếp tuyến.
- Hiệu quả: Hiệu quả thu hồi bụi của thiết bị rửa khí ly tâm đạt 90% đối với các hạt bụi có kích thước từ 2 – 5μm. Đồng thời các chất lỏng ít bị cuốn theo khí vì lực ly tâm làm lắng các giọt lỏng trên thành thiết bị.
Thiết bị rửa khí Venturi
- Ứng dụng: Thiết bị rửa khí Venturi được dùng trong xử lý bụi có kích thước nhỏ từ 1 – 2μm hoặc nhỏ hơn. Đồng thời chúng được sử dụng nhiều khi dùng lọc bụi thấm ướt tốt, làm nguội và hấp thụ khí.
- Nguyên lý hoạt động: Dòng khí bụi khi chuyển động với vận tốc cao có thể đập vỡ nước thành các giọt nhỏ. Độ xoáy cao nhất của dòng khí và vận tốc giữa bụi với các giọt lỏng lớn sẽ thúc đẩy quá trình lắng bụi.
- Nhược điểm: Thiết bị rửa khí Venturi khá dễ bị tắc khi bụi bám dày trên khâu đệm.
Tìm hiểu thêm: Hệ thống hút lọc bụi GTECO
Các hệ thống xử lý bụi phương pháp ướt
Thực tế thì phương pháp ướt đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều các hệ thống hút lọc bụi, hệ thống xử lý khí thải công nghiệp như:
- Hệ thống hút lọc bụi gỗ
- Hệ thống hút bụi ngành xây dựng
- Hệ thống hút lọc bụi kim loại (ngành cơ khí),…
Trên đây chính là những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ đến những khách hàng đang muốn tìm hiểu hệ thống xử lý bụi bằng phương pháp ướt. Nếu bạn muốn tư vấn, thiết kế, sản xuất và lắp đặt các hệ thống hút lọc bụi công nghiệp, hệ thống xử lý khí thải chất lượng cao và tối ưu nhất thì hãy liên hệ ngay với GTECO nhé!