0966 075 988

Thông Gió Tầng Hầm – Chi Tiết Thiết Kế, Nguyên Lý Hoạt Động

Bên cạnh thông gió nhà xưởng, nhà ở,..thì thông gió tầng hầm cũng là biện pháp được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm và lựa chọn ứng dụng hiện nay. Vậy thực tế thông gió tầng hầm là gì? Công dụng và nguyên lý của chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây của GTECO nhé!

Thông gió tầng hầm
Thông gió tầng hầm

1.Thông gió tầng hầm là gì?

Thông gió tầng hầm chính là tạo ra sự luân chuyển, trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài hoặc với các tầng trên của tầng hầm. Từ đó giảm tải chất độc hại, tạo ra sự thông thoáng và cung cấp đủ oxi cho các hoạt động của con người dưới tầng hầm.

Hiện nay việc thông gió cho khu vực tầng hầm đã trở thành điều gần như cấp thiết và bắt buộc trong mọi công trình xây dựng.

2. Vì sao cần thông gió tầng hầm?

Thực tế, tầng hầm thường được sử dụng với mục đích làm bãi để xe ô tô, xe máy, nơi thu gom rác, làm nhà kho, chứa đồ đạc, hàng hóa, lương thực phẩm,.. Đây là không gian khá ẩm thấp, ngột ngạt so với những khu vực khác. 

Đặc biệt vì được thiết kế khép kín, diện tích hạn chế, do đó tầng hầm không tránh khỏi bị ô nhiễm, nóng bức bởi mùi xăng xe, khói, bụi bẩn, khí thải, nấm mốc hay vi khuẩn độc hại,.. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và cũng chính là tác nhân gây nên hỏa hoạn. Vậy nên, việc thông gió cho hầm được đánh giá là vô cùng cần thiết.

3. Tác dụng của hệ thống thông gió

Sở dĩ việc lắp đặt hệ thống thông gió hầm được xem là giải pháp tối ưu nhất là bởi chúng mang đến những công dụng tuyệt vời như:

  • Loại bỏ đi các khí độc hại như CO2, SO2 và các khí bẩn khác. 
  • Đưa khí tươi từ bên ngoài vào để làm cho không khí tầng hầm sạch hơn và thoáng mát hơn.
  • Tạo bầu không khí trong lành, đảm bảo sức khỏe cho con người khi hoạt động trong tầng hầm.
  • Phòng chống hỏa hoạn hoặc kiểm soát khi có cháy.
  • Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư so với sử dụng hệ thống điều hòa hoặc quạt làm mát. 
Hệ thống thông gió tầng hầm
Hệ thống thông gió tầng hầm

4. Nguyên lý của hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió hầm có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, cụ thể như sau:

  • Đầu tiên quạt hút gió sẽ thực hiện hút bụi bẩn và các khí độc hại tồn đọng trong tầng hầm rồi thải ra bên ngoài theo đường ống dẫn.
  • Khi quạt hút hút khí thì do trong hầm kín nên đã có sự chênh lệch áp suất. Vậy nên không khí bên ngoài sẽ bị hút vào bên trong để cân bằng lượng khí.
  • Theo nguyên lý hoạt động này thì không khí trong tầng hầm luôn được thay đổi.

5. Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống thông gió cho tầng hầm

Một số lưu ý khi lắp đặt hệ thống thông gió cho tầng hầm cần được chú trọng như sau: 

  • Tính toán kích thước chiều cao của quạt so với tầng hầm sao cho hợp lý nhất
  • Tính chuẩn xác lưu lượng gió không khí cần trao đổi và bố trí nơi đặt thiết bị phù hợp.
  • Tính toán năng lượng nguồn điện cung cấp cho hệ thống quạt hoạt động vì quá trình vận hành của hệ thống hút thông gió cần rất nhiều nguồn điện. Từ đó đảm bảo nguồn điện này luôn hoạt động ổn định.
  • Chọn vị trí lắp đặt các thiết bị quạt hút, ống gió, miệng gió hợp lý nhất
  • Đảm bảo cho hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn
  • Xem xét về độ bền, bảo trì bảo hành và tính toán chi phí đầu tư khi lắp đặt hệ thống
  • Lựa chọn đơn vị thi công và lắp đặt hệ thống thông gió uy tín

6. Các phương pháp thông gió tầng hầm phổ biến nhất

Hiện nay có 2 phương án chính để thông gió cho tầng hầm bao gồm: thông gió tự nhiên và thông gió cơ học.

6.1 Thông gió tầng hầm tự nhiên

Thông gió tự nhiên tầng hầm chính là giải pháp sử dụng các luồng không khí tự nhiên. Phương án này thường chỉ áp dụng cho các tầng hầm có phần thiết kế cửa sổ, ô lấy gió đặc biệt, có thể mở và đóng tùy chỉnh. Cụ thể là cửa mở trong trường hợp bình thường và sẽ đóng lại khi có trời mưa để hạn chế sự xâm nhập của nước vào tầng hầm. Đồng thời các cửa lấy gió cần được bố trí cách đều và đối diện nhau, theo các hướng gió tự nhiên của tầng hầm. 

  • Ưu điểm: Tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho chủ đầu tư.
  • Nhược điểm: Không khí luân chuyển phụ thuộc 100% vào môi trường xung quanh. Nếu tầng hầm ẩm mốc quá cao thì phương pháp này sẽ không hiệu quả.

6.2 Thông gió tầng hầm cơ học

Thông gió cơ học hay còn gọi là thông gió cưỡng bức. Đây là giải pháp thông gió sử dụng quạt và các hệ thống ống gió, cửa gió đi kèm để hút hoặc cấp không khí từ bên ngoài vào. 

Tùy theo kết cấu tầng hầm và kinh phí của chủ đầu tư mà một tầng hầm có thể chỉ hút hoặc có cả cấp và hút.

6.2.1 Sơ đồ nguyên lý thông gió cơ học (cưỡng bức)

Dưới đây là 2 sơ đồ nguyên lý hút khí thải và cấp khí tươi cho tầng hầm để bạn có thể theo dõi.

Sơ đồ nguyên lý hút khí thải tầng hầm

Sơ đồ hút khí thải tầng hầm
Sơ đồ hút khí thải tầng hầm

Trong đó:

  • FD: Van chặn cửa để tránh lửa lây lan khi xảy ra hỏa hoạn được đặt sau quạt
  • NRD: Van 1 chiều đảm bảo luồng gió không di chuyển sai hướng
  • EAG: Cửa hút, miệng hút khí thải tầng hầm
  • EAF: Quạt  hút thải tầng hầm
  • EAL: Thải gió tầng hầm.

Trong sơ đồ này có 2 tầng hầm là B1 và B2. Mỗi tầng hầm sẽ dùng 1 quạt hút lưu lượng 45000 m3/h, cột áp 600 Pa. Những loại quạt này thường được đặt tại phòng quạt riêng để giảm tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Theo đó, gió thải sẽ được hút qua các EAG rồi đi qua hệ thống đường ống gió (màu nâu). Tiếp sau đó, chúng sẽ được quạt hút và thải ra louver đặt bên ngoài trời. Đó chính là nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió cưỡng bức.

Bên cạnh đó, quạt thông gió tầng hầm cũng đảm nhiệm 2 chế độ chính là hút thải và hút khói. Trong trường hợp hút khói thì lưu lượng quạt thường tăng lên khoảng 1.5-1.6 lần chế độ hút thải thông thường.

6.2.2 Sơ đồ nguyên lý cấp khí tươi cho tầng hầm

Sơ đồ cấp khí tươi tầng hầm
Sơ đồ cấp khí tươi tầng hầm

Trong đó:

  • FD: Van chặn lửa được lắp sau quạt để tránh sự cháy lan
  • SAG: Viết tắt của Supply air grille có thể hiểu là cửa cấp gió tươi tầng hầm
  • SAF: Supply Air Fan quạt cấp gió tầng hầm
  • SAL: Supply Air Louver = louver cấp gió tầng hầm.

Các loại quạt dùng cho tầng hầm sẽ được vận hành theo 2 cách chính là:

  • Thời gian cố định: Chỉ hoạt động trong khung giờ cao điểm, nhiều người ra vào, có nhiều xe cộ, nồng độ CO2 cao. Hoặc hoạt động theo cảm biến nồng độ CO2.
  • Hoạt động theo bộ cảm biến nồng độ CO2: Nồng độ CO2 < 9ppm – quạt ngừng hoạt động, từ 9 – 25 ppm: 50% quạt chạy, >25ppm các quạt chạy ở chế độ thông gió, >40ppm các quạt sẽ chạy ở chế độ hút khói kiểm soát cháy.

Xem thêm: Quạt thông gió tầng hầm

7. Các tiêu chuẩn thông gió tầng hầm do nhà nước quy định

Hiện nay các hệ thống thông gió tầng hầm ở Việt Nam cần đạt tiêu chuẩn 5687-2010.

Trong tiêu chuẩn này, lưu lượng khí hút thải cho tầng hầm sẽ gấp 6 lần lượng không khí cần trao đổi. Với các tầng hầm cao trên 2.5m cần nhân thêm 1 hệ số theo tăng chiều cao như trong tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu suất công trình rất nhiều chủ đầu tư có tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài như tiêu chuẩn Úc, tiêu chuẩn ashrae 60.1, tiêu chuẩn SS553-2016…

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về thông gió tầng hầm để bạn có thể tham khảo. Quý khách cũng đừng quên liên hệ ngay với GTECO theo hotline: 0966.075.988 để được chúng tôi tư vấn lựa chọn các giải pháp thông gió phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.