Hiện nay, công nghiệp hóa hiện đại hóa đã mang tới cho nước ta 1 diện mạo mới, giúp đời sống kinh tế của con người được nâng cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi các nhà máy, nhà xưởng, tòa nhà cao tầng mọc lên san sát thì cũng là lúc tình trạng ô nhiễm môi trường lên tới mức báo động. Và rất nhiều biện pháp được đưa ra để giải quyết hiện trạng ô nhiễm này trong đó phải kể đến công nghệ biofilter. Vậy biofilter là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Biofilter là gì?
Biofilter chính hay còn gọi là công nghệ Biofilter. Hiểu đơn giản thì đây là 1 công nghệ lọc sinh học sử dụng các vi sinh vật để oxi hóa. Từ đó nhằm mục đích loại bỏ các hợp chất khí bị nhiễm bẩn.
Công nghệ Biofilter xử lý các hợp chất cacbon, các chất khí độc vô cơ như amoniac hay H2S, cùng các chất khí có mùi hôi hay các phân tử khí hữu cơ – các hợp chất hữu cơ bay hơi (Volatile Organic Compound- VOC’s) .

Đặc điểm của công nghệ Biofilter là gì?
Như đã nói, Biofilter có nguyên lý lọc là sử dụng các vi sinh vật. Vậy nên bể lọc sẽ mang những nguyên tắc như:
Khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với không khí nhiễm bẩn cao
- Nếu điều kiện môi trường thích hợp và tối ưu sẽ giúp cho sự sinh sống, phát triển của vi sinh vật được tốt hơn.
- Các yếu tố tối thiểu cần được đảm bảo là: độ ẩm, pH, nhiệt độ, độ thoáng, độ rỗng xốp,.. cùng thời gian lưu trú cho vi sinh vật có thể thích nghi, phát triển.
Sử dụng nguyên liệu lọc phù hợp
Để đảm bảo nguyên tắc hoạt động của biofilter, người ta sử dụng các nguyên liệu lọc còn gọi là khối sinh học (Biocube). Các nguyên liệu lọc này phải được thiết kế cho từng quá trình xử lý khí thải phù hợp. Yêu cầu cần có là khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao, khả năng giữ ẩm tốt, tạo lực cản không khí thấp.
Đặc biệt, phải đảm bảo có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn để giúp tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với khí bẩn. Bên cạnh đó, nguyên liệu lọc cũng có chức năng cung cấp dưỡng chất cho các vi sinh vật. Những nguyên liệu điển hình phải kể tới: xơ dừa, hỗn hợp của các chất nền ủ phân compost, cây thạch nam (heather), đất, plastic và các phụ phẩm gỗ.

Nguyên tắc hoạt động của quá trình xử lý thải biofilter
- Các chất khí ô nhiễm sẽ được làm ẩm và tiếp đó chúng được bơm vào buồng vật liệu lọc. Tại lớp vật liệu lọc, các vi sinh vật phát triển thành màng sinh học. Đồng thời, các chất khí gây ô nhiễm thì bị hấp phụ bởi màng sinh học.
- Tại đây các vi sinh vật sẽ bị phân hủy. Từ đó, tạo nên năng lượng cùng các sản phẩm phụ như CO2, H2O, các loại muối.
- Khí thải của quá trình sau khi đã được lọc sạch thì sẽ thải vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc.
- Đa phần các hệ thống lọc sinh học hiện nay sẽ có công suất xử lý mùi và các chất hữu cơ bay hơi lớn hơn 90%. Vậy nhưng, hạn chế của phương pháp này là chúng chỉ xử lý được những khí thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp (<1000ppm). Đồng thời lưu lượng khí xử lý chỉ nằm trong giới hạn 300 – 500 ft3/ft2-giờ.
Ưu điểm của công nghệ biofilter là gì?
Lý do để công nghệ xử lý khí thải biofilter được nhiều khách hàng lựa chọn là bởi chúng có những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm chi phí: Công nghệ biofilter mang tính kinh tế bởi nguyên liệu phương pháp này sử dụng chính là xơ dừa, gỗ. Đây đều là các nguyên liệu dễ tìm, có thể tận dụng cũng như mua được với giá rẻ. Chưa kể, công nghệ này dùng ít hóa chất nên chi phí hóa chất không đáng kể. Từ đó, có thể nói biofilter có chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp.
- Thân thiện với môi trường: Công nghệ Biofilter ít sử dụng hóa chất nên chúng rất thân thiện với môi trường.
Trên đây chính là đáp án cho câu hỏi: Biofilter là gì? Cũng như đặc điểm, nguyên lý hoạt động và ưu điểm của công nghệ này mà GTECO muốn chia sẻ đến bạn. Nếu quý khách đang có nhu cầu cần tư vấn, thiết kế, sản xuất và lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải, hệ thống hút lọc bụi, quạt công nghiệp,.. thì hãy liên hệ ngay tới hotline: 0966.075.988 để được hỗ trợ nhé!